Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Đầu tư vào đổi mới sáng tạo, cơ hội đột phá tăng trưởng
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 21/10/2015 Lượt xem: 1


Không thể thiếu công nghệ và đổi mới sáng tạo để có một nền kinh tế xanh, phát triển nhanh và bền vững

Thực tế kinh nghiệm quốc tế cho thấy khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo là phương thức đột phá đối với tăng trưởng kinh tế, mang lại giá trị kinh tế-xã hội lớn. Trên cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy các nước sẽ đi theo nhiều quỹ đạo phát triển khác nhau, tùy thuộc vào khả năng nhận biết và tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong phát triển đa ngành đa lĩnh vực của họ.

Khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo là những khái niệm còn khá mới mẻ trong cộng đồng, tuy vậy nhiều cách hiểu đồng nhất về quan điểm: Là hình thức khởi nghiệp và đổi mới hàm chứa sự sáng tạo có tính đột phá và ước lượng thực tế về sự kỳ vọng tăng trưởng nhanh chóng trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Không thể thiếu công nghệ và đổi mới sáng tạo để có một nền kinh tế xanh, phát triển nhanh và bền vững

Tại một diễn đàn quốc tế "Đổi mới sáng tạo – Phép màu thành công của doanh nghiệp" Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, cho rằng, giờ đây việc đổi mới sáng tạo và công nghệ quan trọng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp vừa là trung tâm vừa là chủ thể của quá trình đổi mới này, việc tồn tại và phát triển được trong môi trường toàn cầu hóa, đặc biệt là trong cộng đồng chung ASEAN, WTO, thành viên FTA và TPP đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo, đổi mới toàn diện trong quản trị, mạnh dạn, mạo hiểm đầu tư vào sự khác biệt để đột phá thành công.

Vừa qua, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII ) năm 2015, theo đó Việt Nam xếp thứ 52 trên 141 quốc gia/nền kinh tế, tăng 19 bậc so với năm trước. Trong khu vực ASEAN, chỉ số GII của Việt Nam xếp thứ 3 sau Singapore (số 7 trong nhóm dẫn đầu) và Malaysia (số 32) và xếp trên Thái Lan (số 55). Chỉ số GII của Việt Nam tăng chủ yếu do các tiểu chỉ số đầu ra được đánh giá cao (hạng 39, Thái Lan hạng 62) trong khi tiểu chỉ số đầu vào của Việt Nam thấp (hạng 78). Tại Singapore, doanh nghiệp được tham gia vào các nghiên cứu ngay từ khâu đầu tiên và theo sát quá trình nghiên cứu ấy để có thể triển khai sản xuất. Ở lĩnh vực công nghệ xử lý nước, Singapore được xem là dẫn đầu thế giới.

Theo các chuyên gia, để đưa ra được đánh giá, các tổ chức này đã dựa trên số liệu của 79 tiêu chí được thống kê từ các quốc gia. Trong đó, có nhiều tiêu chí liên quan đến đầu vào, đầu ra của khoa học và công nghệ, từ thể chế, nhân lực, hạ tầng cho tới đầu tư, các sản phẩm khoa học được công bố cũng như kết quả khoa học được ứng dụng. Chỉ số này phần nào thể hiện trình độ phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ của một quốc gia. Những yếu tố đầu vào được thể hiện thông qua hệ thống cơ chế chính sách, nguồn lực của xã hội, đầu tư của nhà nước cho khoa học và công nghệ. Tuy nhiên các tiểu chỉ số đầu ra thì khó đánh giá hơn vì có độ trễ. Những năm vừa qua Chính phủ đã thành lập Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, thành lập một số Quỹ với vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới. Trường hợp các Quỹ này ra đời sớm hơn, chúng ta sẽ có thứ hạng tốt hơn.

Tận dụng cơ hội khi Việt Nam ký kết FTA với EU và là thành viên của TPP - thời khắc quyết định vận mệnh của doanh nghiệp trong nước

Đầu tư vào R&D, cải tiến công nghệ, phương thức giao dịch thương mại điện tử, đổi mới sáng tạo trong quy trình làm việc, sản xuất, tìm cách làm hay để thương mại hoá các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh đặc biệt, tìm đầu gia có hiệu quả kinh tế tốt nhất là mục đích của các doanh nghiệp trong thời điểm kinh tế khó khăn cũng như trong thời điểm cơ hội kinh doanh đang đến.

Có thể thấy dẫn chứng về sự đầu tư thành công vào R&D và đổi mới sáng tạo của Israel, một nước nhỏ thiếu nguồn nhân lực nhưng Israel lại trở thành đất nước đứng đầu thế giới về sáng kiến, sáng tạo. Nhờ tinh thần càng nhiều khó khăn thì càng nhiều sáng tạo, chấp nhận rủi ro, sáng tạo để thích nghi và phát triển. Ở Israel, trẻ em đã được dạy khoa học từ mẫu giáo vì vậy tính sáng tạo luôn luôn cao. Sự phát triển của Israel không phải là phép màu mà là kết quả của nền giáo dục sáng tạo. Với ngân sách cho R&D chiếm đến 4,4% GDP, hiện Israel đứng đầu thế giới về đầu tư cho R&D

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã đưa ra mục tiêu tổng thể là đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, công nghiệp hóa vào năm 2020 và có hệ thống đổi mới sáng tạo hỗ trợ tích cực cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP được thực hiện sẽ mở ra cơ hội gần như chưa từng có cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật, các nước EU với hàng rào thuế quan thấp hoặc bằng 0%. Dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, tạo ra lượng công ăn việc đáng kể đi kèm với năng lực sản xuất mới. Ngoài ra, FTA với EU và TPP sẽ thúc đẩy Việt Nam phải giải nhanh hơn bài toán phân bổ nguồn lực, tái cấu trúc lại mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả hơn đi kèm với xu hướng minh bạch hoá và những nỗ lực đổi mới chính sách, cải thiện thể chế kinh tế.

Vậy chúng ta đã có thể nhìn thấy lợi thế của mình, hiểu cần phải làm gì để bứt phá, song còn thiếu điều gì để doanh nghiệp thật sự đột phá?

Nội lực của doanh nghiệp

Cần nhanh chóng đổi mới từ năng lực đến phương thức sản xuất, hình thành ý tưởng, dự án có tính mới mẻ, có thể mở rộng và tăng quy mô trong tương lai, đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án, ý tưởng mới mẻ phải có hàm lượng sáng tạo mà đưa ra giải pháp phải tốt hơn so với tất cả giải pháp đang có trên thị trường hiện nay.

Đổi mới sáng tạo liên tục trong quy trình quản trị.

Liên kết để nghiên cứu, sản xuất, thương mại hoá sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, có tính tiêu thụ toàn cầu.

Nhà đầu tư

Hình thức nhà đầu tư có thể là mô hình đầu tư của tư nhân, mô hình của dự án tài trợ, hỗ trợ hoặc nhà nước đầu tư dự án, mô hình các quỹ hỗ trợ cho phát triển và có thể có mô hình của quỹ đầu tư mạo hiểm (chấp nhận rủi ro)..

Với từng dự án cụ thể của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ hỗ trợ xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo và hỗ trợ công ty nghiên cứu và cung cấp những dịch vụ, sản phẩm có tính đổi mới sáng tạo; hỗ trợ công ty con – tách ra từ công ty hiện nay, doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng đổi mới và sáng tạo cho sản phẩm, dịch vụ hiện chưa đưa ra thị trường Việt Nam và có thể phát triển ra thị trường quốc tế càng sâu rộng càng tốt; những công ty thực sự theo đổi bán sản phẩm ra thế giới và tập trung vào 1 sản phẩm chủ chốt – cốt lõi và là thế mạnh trong ý tưởng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Việc ươm tạo dự án và doanh nghiệp không phải lúc nào cũng mang lại thành công, thậm chí tỷ lệ thành công của ươm tạo doanh nghiệp của một số quốc gia phát triển trên thế giới là không quá 10%. Nhà đầu tư cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm kiếm các món lợi lớn từ những dự án khác biệt (đó là đầu tư mạo hiểm), quan trọng là doanh nghiệp chứng minh được sức hút của đầu tư mạo hiểm

Vai trò của cơ chế chính sách nhà nước tạo lập nơi gặp gỡ nhà đầu tư và khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

Chính sách cần cụ thể, định hướng rõ ràng ngành, lĩnh vực tập trung ưu tiên hỗ trợ trong lộ trình phát triển, gắn với đối tượng khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo và gắn được trong chuỗi giá trị phát triển sâu, rộng toàn cầu.

Chính sách cần mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư để khuyến khích, thu hút được họ tham gia và tuân thủ trong khung quy định.

Trong thời gian tới đây, kỳ vọng dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời sẽ thể hiện được vai tro trực tiếp của nhà nước trong việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, các quy định về hành lang pháp lý, hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ sớm được ban hành để các nhà đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước có cơ sở thực hiện việc tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh sinh lời đến từ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.

Cục Đầu tư nước ngoài

Xem tin gốc tại đây


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng