Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Hàng nghìn tỉ USD vốn FDI trên thế giới đang chảy vào đâu?
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 18/03/2015 Lượt xem: 1


Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ năm 2003, đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Tổng số vốn đầu tư FDI đăng ký vào Trung Quốc năm 2014 lên tới 128 tỷ USD (đứng đầu thế giới). Nếu tính cả Hồng Kông thì Trung Quốc vượt xa Mỹ.

Dẫn số liệu của UNCTAD, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2014, trên quy mô toàn cầu, đầu tư nước ngoài năm 2014 là 1,26 nghìn tỷ USD, giảm 8% so với năm 2013, và là mức thấp nhất kể từ khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Một trong những nguyên nhân của hệ quả này là do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị, như vấn đề Ukraine khiến cho đầu tư nước ngoài của Nga bị sụt giảm nghiêm trọng.

Trong khi dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển giảm 14% (xuống 511 tỷ USD) thì tổng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển tăng 4% (đạt 700 tỷ USD - chiếm 56% tổng dòng vốn) trong năm qua.

Dòng chảy FDI vào các nền kinh tế chuyển đổi đạt 45 tỷ USD, giảm 51%. FDI chảy vào Liên minh châu Âu (EU) ước tính đạt được 267 tỷ USD, gia tăng 13% so với năm 2013, nhưng vẫn chỉ bằng 1/3 thời kỳ đỉnh cao vào năm 2007. Nhật báo phố Wall cho rằng, kết quả trên phản ánh xu hướng đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển từ khối các nước phát triển chuyển sang các nước đang phát triển.

Xu hướng hợp nhất và sáp nhập (M&A) trong năm vừa qua cũng đã tăng 19% (384 tỷ USD), tập trung vào các lĩnh vực tài chính, thuốc chữa bệnh, kim khí và lĩnh vực viễn thông; chủ yếu do cơ cấu lại giao dịch. Các dự án xanh tăng 3% trong năm 2014.

Sự tăng trưởng về FDI một cách vững chắc vẫn còn xa vời. Triển vọng yếu của kinh tế toàn cầu, biến động tiền tệ và hàng hóa thị trường và rủi ro địa chính trị cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI. Mặt khác, việc tăng cường sự tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ, các hiệu ứng tăng nhu cầu khi giá dầu thấp và chính sách tiền tệ chủ động trong khu vực Eurozone, cùng với tự do hóa và thúc đẩy tăng các biện pháp, sẽ thuận lợi ảnh hưởng đến dòng chảy FDI.

Trong danh sách 5 quốc gia/khu vực đứng đầu thu hút đầu tư cao nhất thế giới thì chỉ có duy nhất Mỹ thuộc nhóm các nước phát triển (lần lượt là Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Singapore và Brazil). FDI giảm mạnh nhất tại Bắc Mỹ (54%), chủ yếu do lý do kỹ thuật vì Mỹ mua lại các công ty nước ngoài làm giảm tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ như vụ Verizon mua lại cổ phần của Vodafone (Anh) với giá 130 tỷ USD.

Tại Châu Âu, dù tăng trưởng thấp nhưng dòng vốn FDI tăng 13% tương đương với 267 tỷ USD và tập trung chính vào Anh (61 tỷ USD), Hà Lan và Luxembourg. Trong khi đó, thì Pháp và Đức giảm lần lượt là 6,9% và 2,1%. Tương tự như trường hợp của Mỹ, việc công ty Oréal (Pháp) mua lại 8% cổ phẩn của mình từ hãng Nestlé (Thụy Sỹ) với giá 9 tỷ USD cũng đã làm giảm mạnh tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào Pháp.

Tại các nước Châu Âu còn lại, vốn FDI giảm trên 50%, chỉ còn 45 tỷ USD, nhất là do căng thẳng với Ucraina và lệnh cấm vận phương Tây. FDI vào Nga giảm 70%, còn 19 tỷ USD do "các công ty dầu mỏ và gas của các nước phát triển đã dừng hoặc hoãn các hoạt động đầu tư tại Nga". Còn tại Ukraine, do tình hình bất ổn, các công ty đầu tư nước ngoài rút đi một lượng vốn lên tới 200 triệu USD.

Trong khi FDI vào Châu Á tăng kỷ lục 15% (492 tỷ USD), thì FDI vào châu Phi giảm 3% (55 tỷ USD) và vào Mỹ Latinh giảm 19% (153 tỷ USD) sau 4 năm tăng liên tục. Tại Đông Nam Á, đáng chú ý Myanmar nhận gấp đôi FDI trong lĩnh vực chế biến nhờ giá nhân công hấp dẫn, gây ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của Việt nam và Campuchia.

Một điểm đáng lưu ý nữa là, Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ năm 2003, đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Tổng số vốn đầu tư FDI đăng ký vào Trung Quốc năm 2014 lên tới 128 tỷ USD (đứng đầu thế giới). Nếu tính thêm cả Hồng Kông (111 tỷ USD, tăng 46% so với 2013) thì Trung Quốc vượt xa Mỹ (đứng thứ ba với 86 tỷ USD, chỉ bằng 30% so với năm 2013). Vốn đầu tư vào Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, giảm trong lĩnh vực chế biến do giá nhân tăng công cao.

Đáng chú ý là Nga đứng thứ 3 trong top 10 năm 2013 nhưng hiện không có mặt trong bảng xếp hạng năm 2014.

Bích Diệp (Dân trí)

Xem tin gốc tại đây


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng