Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
4. Thủ tục xuất nhập cảnh
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 25/03/2024 Lượt xem: 3


(Quét mã QR Code để biết thêm thông tin chi tiết)

  • Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là gì?

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019), cụ thể như sau:

- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực, hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;

- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019).

Đối với người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định nêu trên và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.

  • Yêu cầu điều kiện đối với thủ tục xét duyệt nhân sự cho người nước ngoài nhập cảnh?

- Phải có tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh lập hồ sơ xin phép cho NNN nhập cảnh (trừ công dân của các quốc gia mà Việt Nam ký miễn thị thực theo hiệp định hoặc Việt Nam đơn phương miễn thị thực) (Điều 10 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cứ trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014).

- Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài không được cấp phép nhập cảnh Việt Nam nếu thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Trước khi làm thủ tục đón khách vào Việt Nam, cơ quan, tổ chức cần phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân.

  • Thời hạn tối đa thị thực cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động là bao lâu?

Căn cứ Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 20192023), thời hạn tối đa của từng loại thị thực như sau:

- Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

- Thị thực ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày.

- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày.

- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 01 năm.

- Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.

- Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.

- Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.

- Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.

- Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.

  • Thành phần hồ sơ để xin cấp thị thực gồm những văn bản nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014Điều 2 Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/10/2015 của Bộ Công an:

- Hồ sơ để xin cấp thị thực bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5);

+ Hộ chiếu bản gốc + thị thực rời/thẻ tạm trú cũ (nếu có); 01 ảnh4x6 (nếu thuộc trường hợp cấp thị thực rời);

+ Bản sao hoặc bản photo (kèm theo bản chính để đối chiếu) giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam: Giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ, Giấy phép lao động, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân...

- Số lượng hồ sơ: 1 bộ

- Cơ quan tiếp nhận giải quyết: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (QLXNC) CATP Đà Nẵng.

- Thời gian trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu nộp hồ sơ tại Phòng QLXNC CATP Đà Nẵng: 04 ngày làm việc

Doanh nghiệp vui lòng truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam của Bộ Công an để biết thêm chi tiết.

  • Thành phần hồ sơ đề nghị gia hạn tạm trú gồm những văn bản nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-BNG ngày 30/6/2016 của Bộ Ngoại giao và Điều 2 Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/10/2015 của Bộ Công an

- Hồ sơ đề nghị gia hạn tạm trú bao gồm:

+ Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực và gia hạn tạm trú (mẫu NA5);

+ Hộ chiếu bản gốc + thị thực rời/thẻ tạm trú cũ (nếu có); 01 ảnh4x6 (nếu thuộc trường hợp cấp thị thực rời);

+ Bản sao hoặc bản photo (kèm theo bản chính để đối chiếu) giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam: Giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ, Giấy phép lao động, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân...

- Số lượng hồ sơ: 1 bộ

- Cơ quan tiếp nhận giải quyết: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh CATP Đà Nẵng.

- Thời gian trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu nộp hồ sơ tại Phòng QLXNC CATP Đà Nẵng: 04 ngày làm việc

Doanh nghiệp vui lòng truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam của Bộ Công an để biết thêm chi tiết.

  • Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014khoản 2 Điều 4 Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 06/7/2015 của Bộ Công an:

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6);

+ Bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA8);

+ Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú (mẫu NA7) (nếu bảo lãnh cho thân nhân);

+ 2 ảnh 2x3, phông nền trắng, mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (1 ảnh dán vào tờ khai và 01 ảnh để rời);

+ Hộ chiếu bản gốc, thị thực rời hoặc thẻ tạm trú cũ (nếu có);

+ Bản sao hoặc bản photo (kèm theo bản chính để đối chiếu) giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam: Giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ, Giấy phép lao động, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân...

- Số lượng hồ sơ: 1 bộ

- Cơ quan tiếp nhận giải quyết tại TP Đà Nẵng: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh CATP Đà Nẵng

- Thời gian trả kết quả: Theo quy định của Luật XNC: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu nộp hồ sơ tại Phòng QLXNC CATP Đà Nẵng: 04 ngày làm việc.

- Thủ tục cấp thẻ tạm trú:

Theo khoản 2 Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA ngày 06/7/2015 của Bộ Công an:

+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.

+ Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, in và cấp giấy hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí. Cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp thẻ tạm trú.

+ Bước 4: Người đề nghị cấp thẻ tạm trú trực tiếp nhận kết quả tại nơi đăng ký. Khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, giấy tờ tùy thân, biên lai thu tiền để đối chiếu.

Doanh nghiệp vui lòng truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam của Bộ Công an để biết thêm chi tiết.

  • Những vấn đề cần lưu ý khi nộp hồ sơ giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh là gì?

1. Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau:

a. Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì được cấp thị thực, thẻ tạm trú có ký hiệu phù hợp.

b. Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh thì được cấp thị thực, thẻ tạm trú có ký hiệu TT.

c. Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì được cấp thị thực, thẻ tạm trú có ký hiệu phù hợp.

d. Nhập cảnh bằng thị thực điện tử, sau đó có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo qui định của pháp luật về lao động thì được cấp thị thực, thẻ tạm trú có ký hiệu phù hợp.

2. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú ký hiệu TT (thăm thân), nếu có nhu cầu lao động, đầu tư thì không nhất thiết phải cấp lại thị thực hoặc thẻ tạm trú ký hiệu LĐ2 hoặc ĐT1,2,3,4.

3. Thời hạn các giấy tờ xuất nhập cảnh được cấp luôn ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu 30 ngày.

4. Thời hạn đề nghị cấp thẻ tạm trú tối thiểu là 12 tháng.

5. Kiểm tra thông tin khai báo tạm trú của khách trước khi nộp hồ sơ.

  • Trách nhiệm của cơ quan bảo lãnh người nước ngoài là gì?

Căn cứ Điều 45 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo lãnh người nước ngoài như sau:

1. Định kỳ hàng quý nộp báo cáo danh sách người nước ngoài do tổ chức đã làm thủ tục mời, bảo lãnh về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (theo mẫu).

- Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam.

2. Khi người nước ngoài kết thúc hợp đồng lao động, giải thể doanh nghiệp: Cơ quan, tổ chức cá nhân đã mời bảo lãnh người nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

3. Phối hợp với cơ quan chức năng quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài; phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng lao động là người nước ngoài, tổ chức chương trình du lịch cho người nước ngoài hoặc cho người nước ngoài tạm trú khi người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

5. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất

  • Trường hợp doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú thì có bị xử lý vi phạm không?

Căn cứ khoản 6 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021  của Chính Phủ quy định về Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng.


Không có bài viết với định danh trên

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng