Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Toạ đàm " Đà Nẵng và chính sách phát triển vi mạch, trí tuệ nhân tạo"
Người đăng tin: Trúc Thị Thanh Đinh Ngày đăng tin: 26/01/2024 Lượt xem: 1

Sáng ngày 26/01/2024, ngay sau Lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm: “Đà Nẵng và chính sách đón làn sóng đầu tư phát triển ngành thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo”.


Phát biểu tại Tọa đàm, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin ông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi liên kết toàn cầu hết sức chặt chẽ. Vì vậy sự hợp tác và tín nhiệm giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế là yếu tố quan trọng. Việt Nam là nước duy nhất có mối quan hệ chiến lược toàn diện rất tốt cả các nước cường quốc bán dẫn và cường quốc bán dẫn mới nổi. Ông cũng chia sẻ ""Việt Nam lựa chọn 5 cơ sở làm cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Đồng thời, công tác xây dựng, phát triển mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia đến năm 2030 gồm 3 trung tâm nghiên cứu và thiết kế đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, phù hợp với thế mạnh và đặc thù của từng vùng, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2025, 1 trung tâm nghiên cứu và chế tạo đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2027".

Quang cảnh Tọa đàm

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết "Cùng với việc thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo vi mạch (DSAC), Đà Nẵng sẽ xây dựng lộ trình đầu tư Khu Công viên phần mềm số 2 đưa vào sử dụng trong quý II/2024, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cho Trung tâm DSAC đáp ứng được yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo". Đặc biệt, Đà Nẵng sẽ sớm đưa ra dự thảo cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo như Đề án "Phát triển chip bán dẫn và vi mạch của TP. Đà Nẵng", Nghị quyết của HĐND TP. Đà Nẵng về các cơ chế chính sách cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về Đà Nẵng làm việc, nội dung chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo trong Nghị quyết Quốc hội về cơ chế đặc thù TP. Đà Nẵng.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Quang Thanh đã thông tin về nội dung và lộ trình xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể để phát triển ngành thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo mà thành phố đang triển khai thực hiện như: Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/ 2016 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng tạo điều kiện để thành phố có thể khai thác được Công viên phần mềm Đà Nẵng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo, CNTT-TT tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, hạ tầng; Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/06/2023 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Dự thảo về Nghị quyết HĐND thành phố về các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chip vi mạch bán dẫn, chính sách thu hút chuyên gia, Việt kiều để làm việc chuyển giao tri thức hình thành nhân lực lõi lâu dài phục vụ hoạt động đào tạo kỹ năng…

Tọa đàm đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến thảo luận, đề xuất về định hướng, thiết kế và lộ trình 3 giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp. Theo đó, trong ngắn hạn, thành phố tập trung vào hoạt động thiết kế, kiểm thử; trung hạn là thực hiện các công đoạn sản xuất; trong dài hạn là làm chủ một số công nghệ lõi, sản phẩm đi từ SoM (System on Module) đến SiP (System in Package) đến SoC (System on Chip) và bám sát xu hướng về tích hợp trí tuệ nhân tạo, tính toán lượng tử, các công nghệ tính toán mới.

Thành phố xác định phát triển công nghiệp vi mạch, bán dẫn lấy nhân lực là yếu tố quyết định; công tác đào tạo bổ sung, đào tạo lại là nhiệm vụ cần chú trọng bên cạnh đào tạo mới nguồn nhân lực với các chính sách cần tập trung tạo ra hệ sinh thái kết hợp giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp bao gồm: chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành vi mạch, trí tuệ nhân tạo; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vi mạch và trí tuệ nhân tạo; chính sách về ưu đãi, thu hút đầu tư lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo; chính sách về hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhân sự tham mưu cho lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo mà đặc biệt là thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC)./.

 

(IPA Đà Nẵng-)


Không có bài viết với định danh trên

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng