Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Diễn đàn nhịp cầu phát triển Việt Nam 2023 (Viet Nam Connect Forum 2023) tại thành phố Đà Nẵng
Người đăng tin: Mai Thị Tuyết Nguyễn Ngày đăng tin: 18/03/2023 Lượt xem: 8

Chiều ngày 17 tháng 3 năm 2023, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) năm 2023 (Lần thứ 3), với chủ đề Đột phá mới cho miền Trung - Tây Nguyên: chuyển đổi kép xanh và công nghệ số trong chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững.


Tham dự Diễn đàn, về phía Chính phủ và cơ quan bộ ngành, có đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về phía thành phố Đà Nẵng, có đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; đồng chí Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng cùng các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch 19 tỉnh/thành phố khu vực Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên. Tham dự Diễn đàn còn có đại diện hơn 20 đại sứ quán, lãnh sự quán, gần 20 đại diện lãnh đạo các Tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và hơn 300 đại diện doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam.

Quang cảnh Diễn đàn. Ảnh: THÀNH LÂN - VĂN HOÀNG.

 

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: THÀNH LÂN - VĂN HOÀNG

 

Diễn đàn được cấu trúc thành 02 Phiên (Phiên tham luận và Phiên thảo luận) với các ý kiến của chuyên gia quốc tế và Việt Nam về kinh tế phát triển, kinh tế môi trường, chuyển đổi số cùng lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp. Các ý kiến tham luận và thảo luận sẽ là cơ sở để các địa phương và doanh nghiệp tham khảo phục vụ hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời trao đổi và phản hồi thêm thông tin với Lãnh đạo Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho địa phương, doanh nghiệp nỗ lực góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, thế giới đã và đang trải qua những tác động cộng hưởng của dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội với mức độ và quy mô chưa từng có, ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Các quốc gia trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ, đều nỗ lực tìm kiếm các mô hình phát triển phù hợp với bối cảnh mới nhằm nâng cao tính sáng tạo và năng lực chống chịu của nền kinh tế, từ đó tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới mục tiêu phát triển thịnh vượng và bền vững.

Trong bối cảnh đó, “Tăng trưởng xanh” và “Chuyển đổi số” ngày càng đóng vai trò quan trọng, là ưu tiên và xu thế phát triển vượt trội trong tương lai của các quốc gia. Song hành với quá trình đó, tại Việt Nam, việc chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống, sang nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, kéo theo các thách thức về bảo đảm an ninh năng lượng, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đòi hỏi Việt Nam phải tập trung xử lý trong nhiều năm tới.

Việc phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, với trọng tâm chuyển đổi số, cần có quyết tâm và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ, với nền móng là công cuộc chuyển đổi số ở các địa phương. Chính phủ Việt Nam cũng đã kịp thời đề ra các chủ trương lớn và coi chuyển đổi xanh, chuyển đổi số như những động lực tăng trưởng hướng tới các mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2030 và xa hơn – có thể nói Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực với cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 với sự hợp tác và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tham gia tích cực các FTA “thế hệ mới” có nội hàm về phát triển bền vững như CPTPP, EVFTA.

Cũng theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là nội dung quan trọng trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội các vùng, các địa phương. Chính phủ đã lãnh đạo và chỉ đạo sát sao, yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp….

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh cho biết, Đà Nẵng hiện thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và dẫn đầu về an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước.

Trong 2 năm liên tiếp (2020-2021) Đà Nẵng dẫn đầu chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI và 3 năm liên tiếp đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020, 2021, 2022 ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”; năm thứ ba liên tiếp đạt Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2022…Năm 2022, kinh tế số đóng góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Thành phố.

Song song với chuyển đổi số, thành phố còn quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, và hưởng ứng “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, bắt đầu xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng tăng trưởng xanh trên địa bàn.

Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị đã xác định, đến năm 2030, quy mô dân số Đà Nẵng phải đạt khoảng 1,5 triệu dân, GRDP đạt hơn 2% trong tổng GDP quốc gia. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đã xác định lại tỷ lệ cơ cấu kinh tế thành phố, theo đó phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, khai thác tối đa ưu thế do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại, trong đó, kinh tế tuần hoàn- tăng trưởng xanh là mô hình kinh tế hiện đại được cho là rất phù hợp với điều kiện, bối cảnh và nguồn lực của Đà Nẵng.

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: THÀNH LÂN - VĂN HOÀNG

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: THÀNH LÂN - VĂN HOÀNG

Theo Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh, năm 2023 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, với chủ đề là “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”. Trên cơ sở đó, thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai mô hình “Thành phố thông minh toàn diện”, “thành phố môi trường”, tăng trưởng xanh.Trong đó, ưu tiên khai thác, tạo ra giá trị cụ thể từ dữ liệu số để huy động, khơi thông nguồn lực mới; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, góp phần cải thiện chất lượng phục vụ và công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền; hỗ trợ quản lý có hiệu quả đô thị và các nguồn tài nguyên của thành phố; hòa nhập vào mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN; thúc đẩy ứng dụng các công nghệ của Công nghiệp 4.0 trong doanh nghiệp và xã hội hướng đến phát triển xanh bền vững. 

“Chủ đề Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2023 lần này tập trung vào Tăng trưởng xanh và Chuyển đổi số trong chiến lược phát triển bền vững. Chúng tôi kỳ vọng đây là cơ hội để các địa phương, trong đó có Đà Nẵng tăng cường kết nối với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế thông qua cơ chế đối thoại cởi mở về cơ hội huy động nguồn lực cũng như kinh nghiệm trong và ngoài nước trong thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững”, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam đã nêu rõ: “Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn”. Theo hướng đó, Chính phủ Việt Nam đang tích cực triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững. Đồng thời, Việt Nam đạt những kết quả tích cực trong lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đạt trung bình khoảng 38%/năm. Năm 2022, giá trị kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 23 tỷ USD.

"Trong bối cảnh đó, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu của các Chính phủ và doanh nghiệp để vượt qua khó khăn và bứt phá vươn lên. “Tăng trưởng xanh”, “chuyển đổi số” trở thành định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia với việc chủ động, tích cực khai thác các cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từng bước chuyển đổi sang xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, chú trọng quản lý hiệu quả và tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Để tạo đột phá phát triển bền vững cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị diễn đàn tập trung trao đổi 3 vấn đề chính. Cụ thể, (1) từ các bài học và kinh nghiệm quốc tế, đánh giá thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững tại địa phương; (2) đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và ưu tiên của Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói riêng để hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thu hút các nguồn lực cả trong nước và quốc tế nhằm phục vụ các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi số, phát triển bền vững; (3) đề xuất các chương trình, dự án cụ thể trong các lĩnh vực ưu tiên để các địa phương, doanh nghiệp, các đối tác quốc tế nghiên cứu khả năng hợp tác và triển khai trong thời gian tới.

“Chính phủ và các địa phương liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác, doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội và triển khai các hoạt động hợp tác; đồng hành cùng các đối tác để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định và tin tưởng diễn đàn sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo nên những bước đột phá vì mục tiêu làm cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh, xanh và bền vững hơn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: THÀNH LÂN - VĂN HOÀNG

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Ảnh: THÀNH LÂN - VĂN HOÀNG

 

Có thể nói, Diễn đàn cơ hội để kết nối, gặp gỡ, trao đổi tình hình về nhu cầu, tiềm năng, lợi thế và tìm kiếm cơ hội xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch, hướng tới sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng. Nắm bắt cơ hội này, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng đã phối hợp với Ban tổ chức Diễn đàn tổ chức 02 bàn thông tin nhằm quảng bá môi trường, cơ hội đầu tư và giới thiệu các sản phẩm lưu niệm, sản phẩm OCOP của thành phố đến với các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Bàn trưng bày và giới thiệu môi trường đầu tư, sản phẩm lưu niệm của TP Đà Nẵng tại Diễn đàn

 Tại Diễn đàn còn diễn ra Lễ công bố và vinh danh TOP 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu năm 2022 - 2023 nhận giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) - Lần thứ 22. Các thương hiệu nổi bật được vinh danh Giải thưởng Rồng Vàng (GDAs) năm nay tiêu biểu như: LEGO Manufacturing Việt Nam, Qualcomm Việt Nam, Intel Products Việt Nam, Sembcorp Energy Việt Nam, Siemens Việt Nam.

IPA Đà Nẵng


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng