Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Định vị Đà Nẵng trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Người đăng tin: Phúc Hoàng Lê Ngày đăng tin: 08/02/2023 Lượt xem: 11

Bài viết này mong muốn giới thiệu khái quát những mục tiêu, giải pháp chính về phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến nay 2045; đồng thời phân tích một số yêu cầu, nhiệm vụ Trung ương gắn liền trực tiếp với thành phố Đà Nẵng trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị.


Ngày 05 tháng 02 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng. Với chủ đề "Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững", Hội nghị triển khai 03 nội dung chính gồm: Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và giới thiệu nông sản đặc trưng của Vùng; công bố, triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị;  xúc tiến đầu tư Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Bài viết này mong muốn giới thiệu khái quát những mục tiêu, giải pháp chính về phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến nay 2045; đồng thời phân tích một số yêu cầu, nhiệm vụ Trung ương gắn liền trực tiếp với thành phố Đà Nẵng trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị.

I. Tổng quan nhiệm vụ, giải pháp chính phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ băn khoăn, trăn trở về những hạn chế, khó khăn mà vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đang phải đối mặt trên phương diện cả 3 đột phá chiến lược của vùng gồm: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và cơ chế chính sách. Tập trung tháo gỡ 3 khó khăn này sẽ là chìa khóa để tạo động lực thực hiện mục tiêu trong thời gian tới đó là: “xây dựng Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng phát triển năng động, nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á.”Theo đó, Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính như sau đối với các bộ, ngành Trung ương và 14 địa phương trong vùng như sau:

1) Quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW.

2) Hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng, như: Xây dựng thể chế liên kết vùng để điều phối và kết nối phát triển vùng, xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 Xác định công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn, chiến lược, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, vừa khắc phục hạn chế. Hình thành các cụm liên kết ngành liên tỉnh, liên vùng gắn với các trung tâm kinh tế biển mạnh.

3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển: tập trung cho 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu). Cơ cấu lại ngành công nghiệp, quy hoạch hợp lý để phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, các tuyến quốc lộ kết nối với Tây Nguyên. Trọng tâm là phát triển công nghiệp hàm lượng công nghệ cao, các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo đột phá hình thành năng lực sản xuất mới.

4) Phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông.

5) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, đảo và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6) Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội vùng.

7) Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

8) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng.

II. Định vị những yêu cầu, nhiệm vụ gắn liền trực tiếp với thành phố Đà Nẵng trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị

Theo Báo cáo của thành phố, tính đến cuối năm 2022, thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn nhất của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ; một trong những trung tâm giao thương của cả nước và khu vực miền Trung. Trong hơn 25 năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng luôn là một trung tâm kinh tế - xã hội hàng đầu, cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mặc dù chỉ bằng khoảng 1% diện tích nhưng thành phố Đà Nẵng tập trung gần 1/4 số doanh nghiệp toàn vùng, tạo ra gần 1/10 GRDP và hơn 1/7 tổng thu ngân sách trên địa bàn của 14 tỉnh, thành phố vùng miền Trung. Tuy nhiên, vấn đề lớn mà thành phố đang đối mặt là quy mô kinh tế thành phố còn khiêm tốn; cơ cấu kinh tế vẫn còn bất cập, mới chỉ tập trung vào du lịch dịch vụ và phát triển bất động sản, đóng góp của công nghiệp và xây dựng vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế. Hạ tầng logistics của thành phố Đà Nẵng mặc dù được quan tâm nhưng tiến độ đầu tư còn chậm, chưa thể hiện được vai trò trung tâm của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Vấn đề liên kết vùng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng; thiếu cơ chế phối hợp phát triển kinh tế hiệu quả trong liên kết giữa các địa phương, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp, còn mang tính hình thức...

Vị trí địa lý và quan hệ vùng

Ảnh – Vị trí địa lý và tiềm năng kết nối của thành phố Đà Nẵng

Trong thực hiện 08 nhóm nhiệm vụ Chính phủ giao cho các bộ, ngành và 14 địa phương trong vùng; có một số nhiệm vụ xác định rõ địa danh Đà Nẵng như sau:

1) Trong nhóm nhiệm vụ giải pháp thứ hai về hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng, Nghị quyết nêu rõ “Nghiên cứu quy hoạch phát triển các khu vực liên tỉnh như Bắc Quảng Nam - Nam thành phố Đà Nẵng”, và “tiếp tục đầu tư, phát triển các hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng”.

2) Trong nhóm nhiệm vụ giải pháp thứ tư về phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông, Nghị quyết đã xác định:

- “Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế cấp vùng”.

- “Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Đà Nẵng và các cảng hàng không, cảng biển. Kêu gọi và thúc đẩy đầu tư tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y. Tập trung nguồn lực phát triển các cảng biển có tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, nhất là các cảng biển ở Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa”. Đồng thời, tại Phụ lục III về danh mục Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, Chính phủ xác định sẽ đầu tư “tuyến đường sắt Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước”.

- “Đầu tư một số trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó có Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia tại thành phố Đà Nẵng”.

3) Trong nhóm nhiệm vụ giải pháp thứ sáu về Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội vùng, Nghị quyết xác định:

- “Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động một số trường đại học lớn ở Vinh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang trở thành những trung tâm đào tạo uy tín trong khu vực và thế giới, trong đó Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia”.

- “Phát triển thành phố Đà Nẵng, thành phố Vinh và thành phố Huế thành hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu”.

- “Phát triển thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật của vùng”.

Kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo từ Trung ương cho đến địa phương, Vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ có thêm nhiều phát triển bức phá trong thời gian tới./.

Hoàng Phúc

Tài liệu tham khảo:

1. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

2. Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

3. Báo cáo của UBND thành phố tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW theo yêu cầu của Ban Kinh tế Trung ương 


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng