Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Môi trường kinh doanh kém thuận lợi: DN khởi nghiệp nơi khác
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 24/08/2016 Lượt xem: 3


Môi trường kinh doanh của Việt Nam kém thuận lợi, gây ra nhiều rào cản cản trở doanh nghiệp phát triển là lý do khiến làn sóng khởi nghiệp ở nước ngoài thời gian vừa qua tăng mạnh.

Báo động về hiện tượng "chảy máu doanh nghiệp"

Vào hồi tháng 05/2016, dư luận xôn xao với thông tin Cốc Cốc - một startup công nghệcủa Việt Nam đã âm thầm bán cổ phần ra nước ngoài. Thế nhưng, khi được hỏi, đại diện truyền thông của Cốc Cốc đã khẳng định chắc chắn trên báo Người Đồng hành là không hề có chuyện Cốc Cốc bán cổ phần ra nước ngoài. Vị đại diện này cho hay, "công ty Coc Coc Pte LTD tại Singapore chỉ được thành lập để hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư được dễdàng hơn".

Trên thực tế, Cốc Cốc không phải doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đặt "đại bản doanh" tạiSingapore. Nhiều startup khác cũng chọn đảo quốc sư tử làm nơi khai sinh cho công ty của mình, như: Lozi - mạng xã hội về địa điểm ăn uống và nhà hàng; Antoree.vn - sàn giao dịch học tiếng Anh đầu tiên cho người Việt; hay như Azitack – Công ty chuyên cung cấp các giải pháp cho các nhà phát triển ứng dụng di động, các phần mềm trên web…

Nói về lý do chọn Singapore để khởi nghiệp, trên VTV, ông Mai Duy Quang, nhà sáng lập Azitack cho biết, môi trường kinh doanh, cũng như thủ tục thành lập ở Singapore thông thoáng hơn rất nhiều so với Việt Nam.

"Ở Singapore chỉ mất vài giờ để thành lập doanh nghiệp, chỉ mất một ngày để làm thủ tục nhận vốn đầu tư", ông Quang nhấn mạnh.

Ngược lại, xét ở Việt Nam, thủ tục hành chính không chỉ không dễ dàng và mất nhiều thời gian hơn so với Singapore, mà còn lại có những lo ngại về tính an toàn của các quy địnhpháp luật.

Về vấn đề này, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội thứ XIV, ngày 26/07/2016, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI)cho biết: "thú thực, so với ASEAN và quốc tế thì một số quy định của pháp luật ở Việt Nam chẳng giống ai. Môi trường kinh doanh vẫn còn chằng chịt những ràng buộc vô lý, chi phí kinh doanh cao, buộc nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phải sang tận Singapore để khai sinh".

Làm gì để "níu chân" doanh nghiệp?

Thực tế cho thấy, không chỉ Singapore, mà còn nhiều quốc gia, như: Mỹ, Malaysia… với các chính sách ưu đãi lớn nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghệ, đang được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là các thiên đường khởi nghiệp.

Chính vì vậy, nếu như môi trường kinh doanh trong nước vẫn còn nhiều rào cản như hiện nay, thì "chảy máu" chất xám, "chảy máu" các nguồn doanh thu đầy tiềm năng từ các start up công nghệ sẽ là những nguy cơ ngay trước mắt.

Trước nguy cơ này, tại hội thảo "Khởi nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập" do Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh tổ chức ngày 17/06/2016, bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (BSSC) cho rằng, thời gian tới, Nhà nước cần có các chính sách hợp lý để bảo vệ nhà đầu tư và bảo vệ nhà khởi nghiệp để tránh "chảy máu quốc tịch doanh nghiệp". Theo đó, cần có nhiều nguồn quỹ đầu tư trong nước để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận chứ không chỉ phụthuộc vào một nguồn quỹ của các quỹ đầu tư nước ngoài. "Điều đó rất nguy hiểm cho môi trường khởi nghiệp của Việt Nam", bà Phi phát biểu.

Về vấn đề này, trả lời báo chí bên lề hội thảo "Đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh", ngày 22/07/2016, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, Chính phủ cần xem xét sửa đổicác luật có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp để bảo đảm sựminh bạch, tính đồng bộ, tính thống nhất, liên thông, hợp lý của hệ thống pháp luật, nhằm tạo niềm tin cho doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của Việt Nam, tránh tình trạng "chảy máu doanh nghiệp".

Mới đây, ngày 08/08/2016, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, VCCI đã chính thức gửi văn bản lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị bãi bỏ điều 292 Bộ luật Hình sự. Bởi, theo VCCI, điều luật này đã hình sự hóa nhiều hành vi vốn chỉ nên xử lý hành chính, ví dụnhư cung cấp trò chơi điện tử trên mạng mà không có giấy phép. Theo VCCI, điều luật này tác động rất lớn đến việc kinh doanh các dịch vụ trên mạng tại Việt Nam hiện nay, do không phù hợp với cách thức kinh doanh trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là các dịch vụmới, các start-ups.

Trước những kiến nghị sửa đổi của VCCI trong Điều 292, Bộ Luật Hình Sự, Bộ Tư Pháp vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2015.

Theo đó, cơ quan soạn thảo vẫn giữ Điều 292 về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, nhưng đã có những sửa đổi, bổ sung theo hướng thu hẹp một cách hợp lý phạm vi xử lý hình sự về tội danh này, đồng thời điều chỉnh các quy định cụthể trong điều luật cho phù hợp. Bởi, Bộ Tư pháp cho rằng,bên cạnh việc tạo điều kiện cho những người làm ăn chân chính, tuân thủ pháp luật thì cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với những người tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này mà vi phạm.

Cụ thể, Bộ Tư pháp quyết định sửa đổi đối tượng vi phạm là "người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật" thay cho cụm từ "không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được cấp phép" với số thu lợi bất chính 100-300 triệu đồng thay vì mức 50-200 triệu đồng như trước đó.

Mức phạt vẫn giữ nguyên từ 200 đến 500 triệu đồng. Các hành vi vi phạm được quy định gồm: Kinh doanh vàng miếng trên tài khoản (trước đó là kinh doanh vàng); Sàn giao dịch thương mại điện tử; Kinh doanh đa cấp; Trung gian thanh toán; Trò chơi điện tử trên mạng.

Riêng với điểm (e) của dự thảo,Bộ Tư pháp đưa ra hai phương án:(1) bãi bỏ; (2) liệt kê cụ thể các dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông. Trong khi trước đó, luật chỉ ghi chung chung là các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều 292 sửa đổi còn quy định mức phạt tiền lên 0,5-1,5 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với các hành vi thu lợi bất chính từ 300 đến dưới 500 triệu đồng trong khi trước đó quy định ở mức từ 200 triệu đồng và giới hạn doanh thu từ 0,5 đến 2 tỷ đồng.Trong trường hợp phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt 1,5-5 tỷ đồng hoặc phạt tù 2-5 năm.

Như vậy, Bộ Tư pháp giữ lại Điều 292, nhưng đã có nới lỏng hơn, nâng mức vi phạm lên cao hơn./.

Tham khảo từ:

Ban Thời sự (2016). Startup Việt Nam đổ xô sang Singapore khởi nghiệp, truy cập từhttp://vtv.vn/trong-nuoc/start-up-viet-nam-do-xo-sang-singapore-khoi-nghiep-20160727014603793.htm

Hà Duy (2016). Startup Việt sang Singapore lập doanh nghiệp 1 USD và 2 ngày, truy cập từ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/300083/start-up-viet-sang-singapore-lap-dn-1-usd-va-2-ngay.html

Linh Lam (2016). Thực hư chuyện Cốc Cốc bán 99,8% cổ phần cho nước ngoài, truy cập từ http://ndh.vn/thuc-hu-chuyen-coc-coc-ban-99-8-co-phan-cho-nuoc-ngoai-20160517093831332p128c143.news

Nguyễn Hiền (2016). Ngăn chảy máu quốc tịch doanh nghiệp, truy cập từhttp://www.baohaiquan.vn/Pages/Ngan-chay-mau-quoc-tich-doanh-nghiep.aspx

Kim Hiền – Tạp chí Kinh tế và dự báo


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng