Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Có phải là giải pháp hữu hiệu?
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 23/08/2016 Lượt xem: 1


Trong khi cộng đồng doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, thì việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 17% theo như đề xuất của Bộ Tài chính được coi là một trong những biện pháp cứu cánh hữu hiệu cho khối doanh nghiệp này.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 35/2016, ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghịquyết về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp để trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2016).

Theo dự thảo Nghị quyết, các doanh nghiệp có tổng doanh thu một năm không quá 20 tỷđồng và các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 17% cho kể từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2020.

Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư mới về cung cấp dịch vụ phần mềm được áp dụng mức thuế suất là 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2020; Các dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu Nhà nước đã bán cho người đang thuê, bị hưhỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở cũng được áp dụng thuế suất thuế 10% kể từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2020...

Về thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản kể từngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2020.

Liên quan đến việc xử lý nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợnhưng phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử; xóa tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không có tiền để nộp thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh đã chết, mất tích.

Đánh giá về lợi ích của việc giảm thuế này, trên Thời báo Tài chính Việt Nam, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, trong bối cảnh "sức khỏe" của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn yếu, thì việc tiếp sức của Nhà nước thông qua chính sách thuế là rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm được chi phí, từ đó giảm giá thành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư…

Góp ý cho dự thảo Nghị quyết, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, Khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính cho rằng, việc giảm thuế này cần làm theo lộ trình, không giảm đột ngột xuống quá thấp để ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước (Việt Hà, 2016).

Còn trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho biết, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chứkhông phải toàn bộ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế, nếu giảm, thậm chí miễn thuế thu nhập doanh nghiệp gần như là vô nghĩa với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Bởi vậy, có thể thấy, mặc dù việc giảm thuế thu nhập có lợi cho doanh nghiệp, nhưng mức giảm 3% là chưa đủ. Theo đó, các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính cần xây dựng chính sách thuế minh bạch để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như: đào tạo tư vấn, nâng cao năng lực quản trị điều hành, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng ổn định, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, gia tăng quy mô. Đây mới thực sự là những gì doanh nghiệp cần để phát triển bền vững./.

Tham khảo từ:

Thiện Trần (2016). Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp sức cho doanh nghiệp, truy cập từ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2016-08-04/giam-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-tiep-suc-cho-doanh-nghiep-34282.aspx

Việt Hà (2016). Có nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, truy cập từ http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/co-nen-giam-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-539473.vov

Thy Hằng (2016). Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Mức 3% có đủ?, truy cập từ http://enternews.vn/giam-thue-thu-nhap-cho-dnnvv-muc-3-co-du.html

Kim Hiền – Tạp chí Kinh tế và dự báo


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng