Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số
Người đăng tin: Nghĩa Thanh Nguyễn Ngày đăng tin: 11/07/2024 Lượt xem: 1

Chiều 10-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ Công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ. Cùng dự, có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các thành viên Ủy ban. Phiên họp diễn ra bằng hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và trực tuyến đến các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Tại điểm cầu Đà Nẵng, Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chủ trì Hội nghị.


Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đề án 06 được xác định là nhiệm vụ then chốt, quan trọng và là một trong những “điểm sáng”, “mô hình hay” của chuyển đổi số quốc gia.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả, thiết thực công cuộc chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh chuyển đổi số trên hầu hết các lĩnh vực; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Đồng thời, tổ chức triển khai quyết liệt Đề án 06 từ Trung ương đến cơ sở, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; góp phần thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý công dân; tiết kiệm thời gian, công sức; tạo nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, công tác chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính cả nước đạt 42% (cuối năm 2023 là 17%); của các bộ, ngành đạt 61% (cuối năm 2023 là 38%); các địa phương đạt 17% (cuối năm 2023 là 9%).

Kinh tế số ước đạt tăng trưởng 22,4% và tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%. Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Đà Nẵng, ngày 15-4-2024, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số thành phố năm 2024 với chủ đề “Khơi thông dữ liệu số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số và bảo đảm an sinh xã hội số”.

Tháng 7-2024 có 97% thủ tục hành chính được triển khai dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến là 90%; trong đó tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 66%, tăng 46% so với cuối năm 2023 (gần gấp 4 lần trung bình của các địa phương toàn quốc là 17%)

Thành phố đưa vào 15 nhóm dữ liệu số phục vụ chỉ đạo, điều hành hàng ngảy; với 150 dịch vụ thống kê, so sánh; 50 dịch vụ phân tích, cảnh báo sớm.

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chủ trì điểm cầu trực tuyến tại Đà Nẵng

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, năm 2023, kinh tế số thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ trọng 20,69% GRDP thành phố (vượt chỉ tiêu năm 2025 là 20%).

Thời điểm hiện tại, 99% hộ dân có điện thoại thông minh; gần 50% người dân trưởng thành có tài khoản công dân số; mỗi học sinh có mã ID và có học bạ điện tử; mỗi người dân có mã ID y tế và có hồ sơ sức khỏe cá nhân,..

Điểm nổi bật trong 06 đầu năm 2024, Đà Nẵng thành lập, đưa vào hoạt động Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo để tiếp cận và triển khai ngay chủ trương của quốc gia về tham gia chuỗi vi mạch, bán dẫn toàn cầu.

Thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các tập đoàn quốc tế (Intel, Synopsys,...); và triển khai các chính sách để tạo động lực phát triển như: hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên, sinh viên; chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học; chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo,...

Các đại biểu tham dự phiên họp trực tuyến tại điểm cầu Đà Nẵng

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số và Đề án 06 để đạt những kết quả tích cực, được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục, tháo gỡ. Vì vậy, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rút kinh nghiệm trong thực hiện các nội dung, kế hoạch đã đề ra; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số; tiếp tục phát triển hệ thống dữ liệu, hạ tầng số quốc gia.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng quốc gia; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào công tác chuyển đổi số.

(Nguồn: https://danang.gov.vn/vi/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=59745&_c=3)


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng