Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Việt Nam nhảy 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 30/09/2015 Lượt xem: 1


Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) 2015-2016. Việt Nam được ghi nhận có sự tiến bộ đáng kể so với năm ngoái khi tăng 12 bậc.

Top 3 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới của GCR năm nay không có sự thay đổi so với năm ngoái, vẫn là Thụy Sỹ ở vị trí số 1, tiếp theo là Singapore và Mỹ. Tuy vậy, trong tổng số 140 nền kinh tế được xếp hạng, đã có nhiều sự hoán đổi vị trí đầy ngoạn mục.

Trong top 10, Hà Lan được đánh giá là quốc gia có sự cải thiện vượt bậc nhất về năng lực cạnh tranh, nhảy lên vị trí thứ 5 từ vị trí thứ 8 trong báo cáo năm ngoái.

Trong khi đó, nền kinh tế mới nổi hàng đầu khu vực Nam Mỹ Brazil rớt 18 bậc xuống vị trí thứ 75, trở thành quốc gia tụt hạng thê thảm nhất trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (BRICS). Trái lại, một nước khác trong nhóm BRICS là Ấn Độ tăng 16 bậc, lên vị trí thứ 55.

Xếp ngay dưới Ấn Độ là Việt Nam, đứng ở vị trí 56. Trong báo cáo GCR năm ngoái, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 68.

GCR dành cho Việt Nam điểm số 4,3 về năng lực cạnh tranh, so với mức điểm dao động từ 5,443-5,76 của top 10, và mức điểm từ 2,84-3,32 của nhóm 10 nền kinh tế "đội sổ".

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí số 2), Malaysia (18), Thái Lan (32), Indonesia (37), và Philippines (47). Tuy vậy, Việt Nam vẫn đứng ở vị trí cao hơn so với một số nước cùng khu vực khác như Lào (83), Campuchia (90), hay Myanmar (131).

Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam, đứng ở vị trí thứ 28, được 4,89 điểm.

GCR định nghĩa năng lực cạnh tranh là một "tập hợp thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức năng suất của một nền kinh tế. Năng suất này quyết định mức độ thịnh vượng mà một quốc gia có thể đạt được".

Bản báo cáo được thực hiện dựa trên 113 yếu tố khác nhau, nằm trong 7 trụ cột bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, giáo dục bậc cao và đào tạo, hiệ quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ, quy mô thị trường, mức độ phát triển doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo.

Theo báo cáo, phần lớn các nền kinh tế phát triển đã phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy vậy, có một số tín hiệu đáng ngại cho thấy mức bình thường mới trong tăng trưởng năng suất của nền kinh tế toàn cầu không cao như trước kia.

Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng năng suất của 10 năm qua với 10 năm trước đó, thậm chí nhiều nền kinh tế lớn đang có sự giảm sút, ngoại trừ Ấn Độ và Trung Quốc.

Dưới đây là top 10 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới trong báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) 2015-2016 của WEF:

1. Thụy Sỹ
2. Singapore
3. Mỹ
4. Đức
5. Hà Lan
6. Nhật Bản
7. Hồng Kông
8. Phần Lan
9. Thụy Điển
10. Anh

Nhóm 10 nền kinh tế "bét bảng" về năng lực cạnh tranh (xếp từ dưới lên):

10. Myanmar
9. Venezuela
8. Mozambique
7. Haiti
6. Malawi
5. Burundi
4. Sierra Leone
3. Mauritania
2. Chad
1. Guinea

Nguồn: An Huy – VnEconomy


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng