Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Quan hệ của Việt Nam với các đối tác chiến lược ra sao?
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 24/01/2014 Lượt xem: 1


Theo Chỉ số hợp tác Việt Nam 1995-2012 vừa được Bộ Công Thương mới đây công bố, trong 9 đối tác chiến lược (ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand) thì chỉ số hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có mức tăng lớn nhất.

Theo đó, chỉ số hợp tác Việt Nam - Trung Quốc có mức tăng lớn nhất, 33 lần trong chỉ số hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, New Zealand, ASEAN, Úc và Canada trong giai đoạn 1995 - 2012 trên 5 lĩnh vực: thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và viện trợ chính thức (ODA). Điều này phản ánh rõ nét nhất sự liên kết ngày càng chặt chẽ của kinh tế 2 nước.

Từ một xuất phát điểm thấp năm 1995, hiện Trung Quốc đã vươn lên top 3 đối tác hàng đầu của Việt Nam trong hợp tác thương mại và du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng nhập siêu nhiều hơn từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Singapore, Malaysia và Thái Lan nổi bật lên là những đối tác hàng đầu của khu vực. Bên cạnh đó, các nước ASEAN chưa có thế mạnh trong hợp tác giáo dục với Việt Nam (trừ Singapore) và cũng không phải là những nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam.

Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản cũng tăng trưởng cao, gấp 23 lần so với năm 1995. Do xuất phát điểm quan hệ hợp tác Việt – Mỹ rất thấp nên mới có mức tăng trưởng lớn như vậy. Cho nên, đến năm 2012, quan hệ Việt - Mỹ chỉ nhỉnh hơn các đối tác khác trong lĩnh vực giáo dục và rõ ràng quan hệ Việt – Mỹ còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Trong khi, vào năm 1995, Nhật Bản đã được coi là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam. Vào thời điểm đó, trừ giáo dục, Nhật Bản nằm trong top 3 đối tác quan trọng nhất trong 4 lĩnh vực còn lại. Thành tựu này không được duy trì đến năm 2012 do sự sụt giảm vị trí của hai lĩnh vực thương mại và du lịch. Tuy nhiên, với đầu tư và viện trợ ODA, Nhật Bản vẫn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam.

Nhìn chung, chỉ số hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược trên có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 20%/năm trong suốt giai đoạn 1995 – 2012, cao hơn hẳn chỉ số hợp tác giữa Việt Nam và các nước còn lại với khoảng 4,7% giai đoạn 1995 – 2005 và nhích lên 5,5% cho giai đoạn 2005 – 2012.

Theo các chuyên gia, số liệu này không nên đặt lên bàn cân để đánh giá chất lượng hợp tác của Việt Nam với các đối tác mà nên được nhìn nhận trên một quá trình hợp tác phát triển đối với từng quốc gia.

Ví dụ như: Sở dĩ mức tăng của EU không ấn tượng như những đối tác khác là do xuất phát điểm khá cao của EU với Việt Nam và xét về tổng thể, EU có sự hợp tác toàn diện nhất đối với Việt Nam.

Đánh giá chung về nghiên cứu Chỉ số hợp tác Việt Nam 1995- 2012, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định, đây là một tài liệu chuyên môn giá trị, đã thống kê số liệu giữa Việt Nam với một số đối tác quan trọng trên những lĩnh vực hợp tác chính, đồng thời phân tích biến động, nhận định xu hướng và đưa ra những khuyến nghị chính sách bổ ích./.

Lê Vân- Tạp chí Dự báo Kinh tế (Bộ KHĐT)

Xem tin gốc tại đây


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng