Kế hoạch yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất và quyết liệt trong hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW trên địa bàn thành phố. Trong quá trình triển khai, cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Trung ương và phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), phát huy được tiềm năng, thế mạnh của thành phố, gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Theo đó, nhiệm vụ chính của Kế hoạch là thực hiện tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, sâu rộng Nghị quyết số 57-NQ/TW, Nghị quyết số 03/NQ-CP và Chương trình hành động số 43- CTr/TU đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện để hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đột pha phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn thành phố và triển khai thực hiện.
Đưa nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại cơ quan, địa phương; nhất là tích cực đặt hàng các nhiệm vụ khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo và “bài toán” về chuyển đổi số để giải quyết các vấn đề thực tiễn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Người đứng đầu các sở, ban, ngành UBND các quận, huyện trực tiếp chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, kết quả thực hiện là tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả nhiệm vụ, thi đua, khen thưởng hằng năm.
Triển khai sâu rộng phong trào “học tập số”. Phát động phong trào thi đua trên toàn thành phố về sáng kiến, áp dụng khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh. Xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”, điểm đến hấp dẫn về khởi nghiệp sáng tạo. Triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao xếp hạng Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo ở địa phương - PII của thành phố Đà Nẵng, qua đó, xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố. Xây dựng và triển khai có hiệu quả Bộ công cụ đánh giá thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cho các nhóm cơ quan nhà nước, cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo và chuyến đổi số. Kịp thời cụ thể hóa, triển khai các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngay khi Trung ương hoàn thiện thể chế theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Quốc hội, Chính phủ các cơ chế, chính sách, giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực trong nước và có cơ chế ưu đãi thu hút nguồn lực từ nước ngoài như đầu tư, chuyển giao tri thức, ưu đãi giấy phép lao động, thị thực (visa) cho chuyên gia nước ngoài đến Đà Nẵng làm việc.
Nghiên cứu triển khai khu chức năng công nghiệp công nghệ số và đổi mới sáng tạo thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng; trong đó, chú trọng nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành ưu tiên phát triển của thành phố trong Khu thương mại tự do; các giải pháp công nghệ, công nghệ tài chính tại Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng. Triển khai chính sách huy động doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng số (khu công nghệ thông tin, trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao, trạm cáp quang biển quốc tế, mạng kết nối IoT, nhà máy trí tuệ nhân tạo...); tham gia đào tạo phát triển nhân lực công nghệ số và triển khai mô hình, lĩnh vực mới đế phát triển.
Ưu tiên bố trí kinh phí và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt là 7 Nghị quyết của HĐND thành phố thực hiện Nghị quyết 136/2024/QH15 ngày 26-6-2024 của Quốc hội, Đề án “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”, chương trình, chính sách phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ.
Thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn thành phố. Cơ cấu lại nguồn ngân sách chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, chuyển đổi số bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Quản lý hoạt động và vận hành hiệu quả các sản phẩm khoa học và công nghệ, chuyển đổi số đa đầu tư, trong đó đảm bảo chi phí vận hành hằng năm khoảng 20% tổng mức đầu tư. Bố trí kinh phí để quản lý và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, tài sản tạo ra từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do ngân sách nhà nước đầu tư.
Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Xây dựng một số Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm giai đoạn 2025-2030 và Chương trình phát triển công nghệ chiến lược của thành phố Đà Nẵng, ưu tiên các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán đẫn, công nghệ lượng tử, robot tự động hóa, công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ mới, và một số lĩnh vực khác mà thành phố có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế. Bô trí ít nhất 15% ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học phục vụ nghiên cứu công nghệ chiến lược; triển khai các giải pháp, cơ chế, chính sách hợp tác công tư đê nghiên cứu và phát triển công nghệ chiến lược.
Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, thủ tục pháp lý và thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng các dự án trọng điểm như Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, Không gian đổi mới sáng tạo tại phường Hoà Xuân, Khu Công nghệ thông tin DanangBay, Tòa nhà Viettel Đà Nẵng... Ưu tiên bố trí địa điểm trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các trung tâm nghiên cứu. Thiết lập khu tập trung cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Xúc tiến, khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư theo đúng tiến độ đối với các dự án phòng thí nghiệm kết hợp sản xuất quy mô nhỏ công nghệ đóng gói tiên tiến vi mạch bán dẫn (Lab-Fab), phòng Lab về trí tuệ nhân tạo làm nơi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai các mô hình và phát triển sản phẩm dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các nhóm nghiên cứu và startup trên địa bàn thành phố.
Đầu tư, cập nhật, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu và chia sẻ theo cơ chế mở, dùng chung để bảo đảm dữ liệu thành nguồn tài nguyên tư liệu sản xuất quan trọng; phát triển kinh tế dữ liệu, thị trường dữ liệu và triển khai các sàn giao dịch dữ liệu; phát triển mạnh mẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên dữ liệu lớn đối với các ngành, lĩnh vực quan trọng. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông phục vụ chính quyền số như: Trung tâm giám sát, điều hành thông minh thành phố, Trung tâm giám sát chuyên ngành; Trung tâm dữ liệu thành phố, Trung tâm giám sát và điều hành an ninh mạng thành phố, Mạng đô thị thành phổ (mạng MAN), thiết bị đầu cuối và mạng nội bộ các cơ quan (mạng LAN).
Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Trung ương. Xây dựng, triển khai cơ chế thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học, chuyên gia, người có tài năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thảnh phố. Tăng cường nhân lực cho ngành khoa học và công nghệ, chuyển đổi số.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường giáo dục và hướng nghiệp STEM. Xây dựng văn hóa khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường học, lồng ghép các nội dung về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các chương trình hướng nghiệp tại các trường học cũng như chương trình giảng dạy tại các trường đại học. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học trên địa bàn thành phố. Thu hút nhân lực, chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài về sống và làm việc tại thành phố (cả ngắn hạn và dài hạn) để đảm bảo nhân lực số là một lợi thế đặc biệt của thành phố trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế số.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2026 - 2030, định hướng năm 2035. Đầu tư, nâng cấp nền tảng, ứng dụng dùng chung phục vụ chuyển đổi số, trong đó ưu tiên một số nền tảng, ứng dụng dùng chung như: Hệ thống phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND thành phố; Hệ thống thông tin chính quyền điện tử; trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu; kho dữ liệu dùng chung; nền tảng định danh và xác thực điện tử tập trung qua sử dụng tài khoản VNelD; nền tảng thông tin địa lý đùng chung (GIS); các hệ thống giám sát chuyên ngành (giao thông, an ninh, môi trường...).
Xây dựng và triển khai quy chế kết nối, chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nhất là các cơ sở dữ liệu đất đai, quản lý đô thị, y tế, giáo dục, lịch sử, thanh tra... bảo đảm tính “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành. Triển khai nền tảng số cho người dân sử dụng chung; áp dụng quy tắc ứng xử trên không gian mạng để xây dựng văn hóa số cho cộng đồng của Đà Nẵng. Phát triển công nghiệp nội dung số, tập trung vào lĩnh vực di tích, di sản, văn hóa. Ứng dụng công nghệ số, công nghệ quốc phòng mới trong các hệ thống chỉ huy, điều hành, quản lý lực lượng vũ trang.
Tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Ưu tiên bố trí kinh phí và tăng dần theo nhu cầu để triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ. Triển khai đánh giá trình độ và năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp.
Khuyến khích và hỗ trợ hình thành, phát triển một số doanh nghiệp công nghệ số có năng lực và tham gia triển khai giải quyết một số “bài toán” cho các cơ quan trong hệ thống chính trị thành phố, dẫn dắt chuyển đổi số thành phố, quốc gia và đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Triển khai thu hút doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thể giới, khu vực đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, làm việc, sản xuất tại thành phố Đà Nẵng. Quản trị và sản xuất thông minh trong các ngành, lĩnh vực, ưu tiên như: nông nghiệp, thương mại, tài chính, du lịch, giáo dục, y tế, giao thông, logistics.
Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển đổi số với các đối tác tại quốc gia trên thế giới có trình độ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số phát triển, nhất là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, vi mạch bán dẫn, năng lượng nguyên tử và các công nghệ chiến lược khác. Thiết lập các không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng tại các quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển. Khuyến khích các tổ chức và quỹ đầu tư quốc tế đặt văn phòng đại diện tại Đà Nẵng thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây đựng chính sách ưu đãi, cung cấp hỗ trợ pháp lý.
Tham gia tích cực và triển khai khuôn khổ, quy tắc, quản trị về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh trong các cơ chế hợp tác đa phương như Tổ chức thành phố thông minh thế giới, Mạng lưới Đô thị thông minh ASEAN; nghiên cứu khả năng tham gia các cơ chế, sáng kiến hợp tác mới chuyển đổi số. Kết nối, liên thông dữ liệu và dịch vụ đô thị thông minh với đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN, ưu tiên dịch vụ công, du lịch, tài chính.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của các cơ quan, đơn vị, địa phương; đề xuất/bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, lấy kết quả là tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, thi dua, khen thưởng hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương.
UBND thành phố giao Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch cho UBND thành phố để theo dõi, chỉ đạo; phối hợp với Văn phòng UBND thành phố chuẩn bị tổng hợp nội dung, tài liệu các cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đon vị và khả năng cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể của Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị chủ động kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
(Nguồn: https://danang.gov.vn/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=62914&_c=9)