Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
CHLB Đức là thị trường tiềm năng ở châu Âu để thu hút đầu tư đối với thành phố Đà Nẵng
Người đăng tin: Hòa Duy Võ Ngày đăng tin: 05/11/2024 Lượt xem: 11

CHLB Đức là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, đang không ngừng mở rộng đầu tư ra các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đà Nẵng cần tận dụng cơ hội để thu hút đầu tư từ thị trường tiềm năng này.


Thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI từ Đức tại Việt Nam

Theo KPMG - một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 4.186 tỷ Euro vào năm 2023, Đức là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Để không ngừng mở rộng quy mô nền kinh tế, số liệu từ Ngân hàng Liên bang Đức chỉ ra rằng năm 2023, các doanh nghiệp Đức đầu tư khoảng 75 tỷ euro trên toàn thế giới, trong đó dòng vốn chảy vào châu Á được thúc đẩy mạnh mẽ. Vì vậy, Việt Nam đang đứng trước cơ hội nắm bắt dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Đức trong thời gian tới.

Trên cơ sở thiết lập quan hệ Hợp tác chiến lược, mối quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước Việt Nam và Đức đã được được nhiều kết quả tích cực trong thời gian vừa qua. Hai nước đã ký kết nhiều hiệp định như hợp tác văn hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hợp tác hàng hải, hàng không, … Về kinh tế, thương mại, đầu tư, Đức tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU và là một trong các nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước đạt trên 11 tỷ USD năm 2023; đầu tư của Đức vào Việt Nam đứng thứ 17/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 463 dự án, đạt gần 2,7 tỷ USD. Vừa qua, hai doanh nghiệp Đức là Ziehl-Abegg và Kärcher đã gây chú ý khi triển khai các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Ziehl-Abegg, công ty thuộc “top” đầu thế giới về công nghệ thông gió, công nghệ điều khiển và động cơ.

Trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn doanh nghiệp Đức - Việt Nam hợp tác vì tăng trưởng xanh vào tháng vừa qua, ông Alexander Ziehe, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) chia sẻ, trước đây, Đức đưa dòng vồn FDI tập trung vào các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan và Malaysia. Lý do là các quốc gia này đều có các nhóm ngành công nghiệp Đức đã được thiết lập lâu đời, như ngành ô tô ở Thái Lan, trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Singapore. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng này đang dần thay đổi khi Việt Nam được coi là một điểm đến đầu tư ngày càng hấp dẫn. Do thị trường Việt Nam có chi phí đầu vào thấp hơn, vị trí địa lý thuận lợi cũng như chuỗi cung ứng gần Trung Quốc và các thị trường lớn khác. Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư Đức bởi thị trường người tiêu dùng trung lưu ngày càng lớn mạnh. Điều này cũng chứng minh, doanh nghiệp Đức ngày càng gia tăng sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam là trung tâm chiến lược mới nổi của chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất công nghiệp và đổi mới sáng tạo.

                                        Nhà máy mới của Ziehl-Abegg tại tỉnh Đồng Nai (Ảnh: sưu tầm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy nhiên, cũng theo ông Ông Alexander Ziehe: “Việt Nam đưa tới cho doanh nghiệp Đức nhiều cơ hội hấp dẫn, thế nhưng để có thể thích ứng tốt với khung quy định pháp lý thì không phải là việc dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi cần đồng hành cùng các cơ quan tại địa phương để có thể tiếp tục đơn giản hóa các quy trình thủ tục, tạo ra một môi trường minh bạch hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài”. Ngoài ra, quy hoạch hạ tầng còn thiếu đồng bộ cũng là một trong những thách thức cho các doanh nghiệp Đức. Mặc dù cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều điểm cần được quan tâm nhiều hơn nữa, trong đó có mạng lưới giao thông và logistics.

Thành phố Đà Nẵng nên làm gì để đẩy mạnh thu hút FDI từ Đức   

Tại Đà Nẵng, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2024, Đức có 11 dự án còn hiệu lực với số vốn đầu tư đạt 10,3 triệu USD. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Đà Nẵng với thị trường Đức lần lượt đạt 27 triệu USD và 20 triệu USD. Khách du lịch Đức đến thành phố Đà Nẵng năm 2023 đạt gần 19 ngàn lượt.

Liên tiếp 03 năm từ 2022 đến 2024, thành phố đã tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại Đức. Nhiều đoàn chính khách của Đức cũng đã đến làm việc tại Đà Nẵng. Năm 2023, đoàn công tác của bang Thuringen (Thiu-rin-gần) do Thủ hiến bang dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gia của hơn 80 thành viên, riêng đoàn kinh tế - khoa học tháp tùng có 54 doanh nghiệp và tổ chức. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã thể hiện mong muốn kết nối đầu tư, thương mại tại thành phố. Trên cơ sở đó, trong chuyến công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng tại bang Thuringen tháng 5 vừa qua, thành phố Đà Nẵng và bang Thuringen đã ký kết Bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị.

Thành phố Đà Nẵng ký kết MOU với bang Thuringen (Ảnh: sưu tầm)

Lễ hội bia Đức do Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA Việt Nam) được tổ chức tại Đà Nẵng 02 năm liên tiếp là 2023 và 2024, thu hút nhiều người tham dự. Trong khuôn khổ Lễ hội năm 2024, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư đã kết hợp tổ chức thêm hoạt động xúc tiến đầu tư.

Trên cơ sở thực tế ngày càng nhiều các nhà đầu tư Đức đang quan tâm, khảo sát đến việc đầu tư tại thành phố Đà Nẵng, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về xúc tiến đầu tư với Cơ quan Phát triển kinh tế bang Bremen năm 2022 và Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA Việt Nam) năm 2023.

Có thể đánh giá còn nhiều dư địa để thành phố Đà Nẵng xúc tiến đầu tư tại thị trường Đức vì đây là thị trường giàu tiềm năng để thu hút các ngành vi mạch bán dẫn, công nghệ cao, công nghệ 4.0, hàng hải, công nghiệp phụ trợ,… các ngành mà thành phố đang tập trung kêu gọi đầu tư trong thời gian tới.

Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư với thị trường này thông qua việc tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại Đức, các hội thảo xúc tiến đầu tư trực tiếp hoặc trực tuyến với các đối tác tiềm năng.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư thành phố, cùng cần tập trung:

- Đẩy mạnh thu hút các ngành kinh tế xanh, cam kết sản xuất bền vững mà các nhà đầu tư Đức đang theo đuổi.

- Đẩy mạnh công tác đồng hành, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp trong thủ tục đầu tư; tiến đến đơn giản hóa thủ tục cho nhà đầu tư để tăng lợi thế cạnh tranh.

- Tăng cường kết nối với các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài nói riêng và các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và ngoại giao kinh tế nói chung.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế để gián tiếp thúc đẩy xúc tiến đầu tư (thông qua các cam kết hợp tác cấp thành phố).

- Hỗ trợ thông tin, khuyến khích doanh nghiệp phù hợp tham gia đoàn công tác xúc tiến đầu tư của thành phố Đà Nẵng để kết nối doanh nghiệp (B2B), nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư kinh doanh trên địa bàn thành phố.

- Đặc biệt, cần nâng cao vai trò của các kênh ngoại giao nhân dân như Hội hữu nghị Việt Nam - Đức để kết nối nhân dân hai bên, kêu gọi kiều bào Việt Nam tại Đức về quê hương đầu tư, kinh doanh cũng như các kêu gọi các doanh nhân Đức đến tìm hiểu môi trường kinh doanh và đầu tư tại Đà Nẵng.   

IPA Đà Nẵng


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng