Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Tính toán phương án lâu dài tái khởi động hoạt động sản xuất
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 07/09/2021 Lượt xem: 16

Báo Đà Nẵng có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Tỵ, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (gọi tắt là Ban Quản lý) về kế hoạch đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong thời gian tới, sau khi thành phố có những quyết định mới về các biện pháp phòng, chống dịch.


 

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Khu công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ).  Ảnh: KHÁNH HÒA
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Điện tử Foster (Khu công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ). Ảnh: KHÁNH HÒA

* Dự kiến sau ngày 5-9, có bao nhiêu doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp đủ điều kiện để quay trở lại hoạt động? Trong hơn hai tháng qua, để duy trì hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp áp dụng phương án “3 tại chỗ”, ông đánh giá thế nào về ưu, nhược điểm của giải pháp này?

- Sau hơn 20 ngày thành phố áp dụng các biện pháp mạnh để phòng, chống dịch với phương châm “ai ở đâu thì ở đó”, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố cơ bản đã được kiểm soát, số ca nhiễm mới giảm. Trong tình hình chung đó, các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực để vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất. Với tín hiệu khả quan đó, dự kiến sau ngày 5-9 và thời gian tới, sẽ có khoảng 350-400 doanh nghiệp trở lại hoạt động với công suất 50-70% số lượng công nhân, tùy thuộc vào năng lực của doanh nghiệp và quy định của thành phố.

Đối với phương án “3 tại chỗ”, xét về ưu điểm, đã phát huy được hiệu quả trong ngắn hạn khi giúp doanh nghiệp bảo đảm thực hiện mục tiêu kép là vừa duy trì sản xuất, vừa phòng, chống dịch, thực hiện được đúng ý đồ, chủ trương phòng, chống dịch dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố và Ban Quản lý. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng, phương án này đã bộc lộ nhiều hạn chế và khó duy trì trong thời gian dài do tạo gánh nặng lớn cho doanh nghiệp khi phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đáp ứng các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt cho công nhân, chi phí về xét nghiệm, từ đó làm tăng chi phí sản xuất trong khi năng suất lao động lại giảm, thời gian giao hàng cho khách hàng bị kéo giãn. Việc kéo dài thời gian áp dụng “3 tại chỗ” còn gây ảnh hưởng đến tâm, sinh lý và sức khỏe của người lao động ở tại doanh nghiệp.

* Thành phố dự kiến tiếp tục có những điều chỉnh mới để phòng, chống dịch bệnh với các biện pháp phù hợp từng vùng, khu vực. Ban Quản lý có sự chuẩn bị, chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp như thế nào nhằm thực hiện tốt định hướng này?

- Để công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp có tính hiệu quả, lâu dài, bảo đảm giữ ổn định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước mắt, Ban Quản lý khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục thực hiện cả 2 hình thức: “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”, tùy vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Trường hợp bảo đảm điều kiện thực hiện “3 tại chỗ”, bố trí tối đa 70% số người làm việc, nếu thực hiện di chuyển theo nguyên tắc “1 cung đường - 2 điểm đi/đến và ngược lại” thì bố trí tối đa 50% số lao động.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nới rộng hoạt động sản xuất trong tình hình mới, Ban Quản lý có một số đề xuất như: trong quá trình thực hiện, để bảo đảm vấn đề nhu yếu phẩm cho doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, cần bố trí các xe hàng lưu động để doanh nghiệp liên hệ trực tiếp khi có nhu cầu; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa, thực phẩm thiết yếu hoạt động thuận lợi hơn bằng cách hỗ trợ nhanh chóng việc cấp phép cho xe và người tham gia giao thông trong thành phố để giao nhận hàng hóa nhanh chóng đến cho người lao động trong Khu Công nghệ cao, các khu công nghiệp, Khu Công nghệ thông tin tập trung; cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các loại hàng hóa, nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp đưa ra quy trình xử lý rủi ro (khi xuất hiện F0 trong doanh nghiệp).

Sau thời gian dài gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban Quản lý cũng đề xuất lãnh đạo thành phố triển khai nhanh chóng, linh hoạt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ. Theo đó, UBND thành phố cần tập hợp kiến nghị gửi nhanh đến các cơ quan Trung ương để xử lý các vấn đề như: miễn, giảm, giãn nộp các loại thuế, phí, gia hạn tiền đất, hạ tầng nếu có, ban hành gói ưu đãi lãi suất… cho doanh nghiệp trong năm 2021 và 2022.

Cuối cùng, đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin cho lực lượng công nhân tiếp tục là giải pháp căn cơ, lâu dài cho doanh nghiệp trong việc giữ vững phòng tuyến phòng, chống dịch. Ban Quản lý cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp được chủ động tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả xét nghiệm. 

370 doanh nghiệp hoạt động trở lại
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp thành phố cho biết, trong ngày 6-9, có 370 doanh nghiệp trở lại hoạt động tại Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp với tổng số 36.935 người lao động đến làm việc.

 

(Nguồn: https://baodanang.vn/)


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng