Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 4 cơ sở để xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực
Người đăng tin: Admin Admin Ngày đăng tin: 27/01/2021 Lượt xem: 19

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đã có văn bản số 8919/BKHĐT-KTĐPLT ngày 31/12/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.


Đà Nẵng đề xuất xây dựng Trung tâm tài chính quy mô khu vực, vốn đầu tư 47.000 tỉ đồng

Tại văn bản 8919/BKHĐT-KTĐPLT ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho hay, Bộ KH-ĐT nhận được văn bản 8134/VPCP-QHQT (ngày 28/9/2020) và 8265/VPCP-QHQT (ngày 2/10/2020) của Văn phòng Chính phủ về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến đề xuất của các nhà tài trợ và đề xuất của UBND TP Đà Nẵng về xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực (văn bản 5860/UBND-STC ngày 3/9/2020; và 8000/UBND-STC ngày 3/12/2020), báo cáo dự án Trung tâm tài chính và tài trợ Đề án Trung tâm tài chính tại Đà Nẵng (văn bản 6589/UBND-XTĐT ngày 610/2020).

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 hôm ngày 8/1, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Đây là thời cơ vàng để Việt Nam xây dựng được một trung tâm tài chính quốc tế. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Theo Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, sau khi nhận dược văn bản 5860/UBND-STC ngày 3/9/2020 của UBND TP Đà Nẵng đề xuất xây dựng TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực, Bộ KH-ĐT đã có văn bản 7300/BKHĐT-KTĐPLT ngày 3/11/2020 góp ý và đề nghị TP Đà Nẵng bổ sung thêm một số nội dung. Ngày 3/12/2020, UBND TP Đà Nẵng có văn bản 8000/UBND-STC bổ sung thêm các nội dung theo yêu cầu của Bộ KH-ĐT.

Tóm tắt đề xuất của TP Đà Nẵng tại các văn bản nêu trên, Bộ KH-ĐT cho biết, mục đích của TP Đà Nẵng là “xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực” đóng vai trò trong việc thu hút và chuyển tải vốn cho nền kinh tế. Một hệ thống hoạt động hiệu quả sẽ giúp phát triển tài chính theo chiều sâu, tăng trưởng và tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng hiện đại và năng động.

Đồng thời UBND TP Đà Nẵng đề xuất một số lĩnh vực cần có cơ chế, chính sách ưu đãi như: cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực tài chính; cơ chế chính sách xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực tài chính; cơ chế chính sách đề đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

UBND TP Đà Nẵng cũng đề xuất xây dựng Đề án bao gồm nhiều dự án đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung vào dự án Khu phức hợp trung tâm tài chính thương mại có khu vui chơi giải tri, casino và chung cư cao cấp (thuộc danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2021 – 2025) được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 8,4ha tại đường Võ Văn Kiệt với vốn đầu tư khoảng 47.000 tỉ đồng huy động của các nhà đầu tư.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, tại các văn bản đề xuất nêu trên, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ KH-ĐT sớm trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép TP Đà Nẵng lập Đề án xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực.

Lợi thế riêng có và đặc biệt

Tại văn bản 8919/BKHĐT-KTĐPLT ngày 31/12/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng chính thức nêu nhận xét: “Đề xuất chủ trương lập Đề án TP Đà Nẵng là trung tâm tài chính quy mô khu vực là có cơ sở”. Đồng thời ông nêu ra 4 cơ sở cho nhận định này:

Một là, việc đề xuất chủ trương trên của TP Đà Nẵng phù hợp với định hướng tại Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị xác định: Xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, CNTT, công nghiệp hỗ trợ.

Hai là, phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/19/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, tại điểm 6 mục II Nghị quyết số 128/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ KH-ĐT phối hợp với các địa phương như TP.HCM, TP Đà Nẵng nghiên cứu cơ chế, xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ba là, phù hợp với Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên tại Thông báo số 271/TB-VPCP ngày 3/8/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Bốn là, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của TP Đà Nẵng với 24 năm là TP trực thuộc trung ương và là Đô thị loại 1 cấp quốc gia (từ năm 2003). TP Đà Nẵng có tiềm năng về vị trí là trung tâm kết nối, là đầu tàu kinh tế vùng miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Dân số có trình độ cao, nguồn lao động dồi dào với mạng lưới hơn 25 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam có múi giờ khác biệt so với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế riêng có và đặc biệt trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này.

Đà Nẵng có quy mô nền kinh tế lớn nhất Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tốc độ tăng trưởng và quy mô GRDP/đầu người thuộc nhóm cao nhất cả nước, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành về mật độ kinh tế, đứng 9/63 về nguồn thu ngân sách.

Đà Nẵng được định hướng phát triển trở thành đô thị sinh thái hiện đại, thông minh, thành phố đáng sống có lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ về đường biển, đường bộ và đường hàng không. Có khoảng cách 3 giờ bay với các nền kinh tế năng động như Bangkok, Malaysia, Singapore, Manila, Đài Loan, Quảng Châu và Hồng Kông.

Trong điều kiện bình thường, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng hoạt động với gần 500 chuyến bay quốc tế mỗi tuần được khai thác với 25 hãng hàng không, kết nối với 35 TP của 9 quốc gia và vùng lãnh thổ; lượng khách quốc tế qua Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Dự kiến đến năm 2030, sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ được mở rộng với công suất đạt khoảng 30 triệu lượt khách/năm”.

Tuy nhiên tại văn bản 8919/BKHĐT-KTĐPLT (ngày 31/12/2020), Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng nêu lên một số vấn đề cần lưu ý trong đề xuất của UBND TP Đà Nẵng, đặc biệt là liên quan đến loại hình casino. Đồng thời Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu một số kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để có cơ sở cho UBND TP Đà Nẵng thực hiện các bước tiếp theo.

 

Thời cơ vàng đề Việt Nam xây dựng được một trung tâm tài chính quốc tế

Ngày 8/1, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM và Đà Nẵng cần khẩn trương hoàn thiện để tận dụng các cơ hội dịch chuyển dòng vốn, xu hướng đầu tư trên toàn cầu; tập trung hoàn thiện nhanh khung khổ pháp lý kết hợp triển khai thử nghiệm các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công.

Ông tỏ ra rất sốt ruột với kế hoạch phát triển trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng và đề nghị trực tiếp với lãnh đạo hai địa phương: “Đặt một chân compa vào Đà Nẵng hay TP.HCM rồi quay, sẽ thấy chỉ mất 3 giờ bay là đến được các thành phố lớn của ASEAN, Đông Á. Về múi giờ, chúng ta không trùng với 21 trung tâm tài chính quốc tế hiện có.

Đây là thời cơ vàng để Việt Nam xây dựng được một trung tâm tài chính quốc tế, nên cần phải làm rất nhanh, rất quyết tâm. Khi đó, nền kinh tế sẽ có thêm không gian để tranh thủ các dòng dịch chuyển vốn đầu tư, thương mại quốc tế, tạo động lực tăng trưởng mới, cơ cấu lại kinh tế nội vùng và quốc gia”.

(Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/)


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng