Phần lớn các di dời khởi phát từ châu Á trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và ô tô khi Hiệp định thương mại Hoa Kỳ - Mexico – Canada (USMCA) sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tháng 7. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh thương mại của Washington với Trung Quốc cũng đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư chuyển dịch địa điểm sản xuất đến gần hơn với thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ.
Địa điểm được ưa thích tiếp theo trong danh sách là Việt Nam, với 16 dự án di dời được công bố trong khoảng thời gian trên. Những căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như chi phí lương và sản xuất tăng cao tại Trung Quốc đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam khi nhiều nhà sản xuất bắt đầu chuyển dịch qua biên giới sang Việt Nam.
Nhiều công ty đa quốc gia đã lựa chọn Mexico và Việt Nam là các địa điểm sản xuất nhằm tương thích với các yêu cầu chuyển dịch của thương mại thế giới.
Hiệp định thương mại USMCA yêu cầu xe ô tô phải có 75% linh kiện được sản xuất tại Mexico, Hoa Kỳ hoặc Canada để được hưởng ưu đãi thuế suất 0% (tăng so với yêu cầu 62,5% của Hiệp định NAFTA).
Nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ Ford đã quyết định đóng cửa nhà máy chuyên sản xuất xe tải thương mại tại Tây Ban Nha và chuyển sang Mexico nhằm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, dữ liệu của fDi Markets cho hay. Tương tự, nhà sản xuất động cơ Hoa Kỳ Cummins đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil sang Mexico để phù hợp với yêu cầu mới.
Tại Châu Á, Samsung dự tính đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc và chuyển sang Việt Nam, trong khi đó, Google đã chuyển dịch hoạt động sản xuất điện thoại thông minh Pixels từ Trung Quốc sang Việt Nam năm ngoái.
Đại dịch thúc đẩy xu hướng chuyển dịch
Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 được dự báo sẽ đẩy nhanh xu hướng này khi cuộc khủng hoảng đã chỉ ra điểm yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc là trung tâm sản xuất chính của toàn cầu.
Thông tin gần đây cho biết ông lớn công nghệ Hoa Kỳ Apple đang dự tính xây dựng nhà máy tại Đài Loan trong nỗ lực chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Hoa đại lục. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản dành riêng gói kích thích 2,2 tỷ đô nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc để chuyển về trong nước hoặc đến các vùng khác trong khu vực.
Theo fDi Markets, các địa điểm khác có thể hưởng lợi từ những nỗ lực dịch chuyển các công ty về trong nước bao gồm Đức, Phần Lan và Pháp, cũng như Thái Lan, Ấn Độ.
Tại Hoa Kỳ, các quốc gia ở khự vành đai miền Tây đã và đang thu hút được khá nhiều các dự án di dời bởi những lợi thế về chi phí rẻ và nguồn lao động chuyên nghiệp có sẵn so với các vùng khách trong nước. Năm ngoái, Xellia Pharmaceuticals đã chi 1 tỷ đô để di dời từ North Carolina về Ohio.
(Hoàng Yên, IPA Đà Nẵng, lược dịch từ FDI Intelligence)
Link bài viết gốc: https://www.fdiintelligence.com/article/77730