Theo đó, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Nếu đó là hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Các trường hợp còn lại, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan và không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Nghị định cũng quy định miễn Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh vì mục đích nhân đạo; tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu…
Nghị định cũng liệt kê danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; các hàng hóa chỉ định thương nhận xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập thẩu theo giấy phép, điều kiện; hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS (giấy chứng nhận lưu hành tự do).....
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.