Sau hơn bốn năm liên tiếp sụt giảm vốn đầu tư, số liệu trong năm 2013 đã chỉ ra dấu hiệu phục hồi trong lĩnh vực năng lượng thay thế ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo số liệu từ FDI Markets về các dự án đầu tư mới, vốn FDI chảy vào lĩnh vực năng lượng thay thế và tái tạo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu có dấu hiệu tăng lên sau bốn năm liên tục giảm sút. Lần đầu tiên sau khi đạt đỉnh vào năm 2008, vốn FDI trong lĩnh vực này có xu hướng tăng lên.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012, vốn FDI trong lĩnh vực năng lượng thay thế và tái tạo ở Châu Á- Thái Bình Dương đã sụt giảm đáng kể. Năm 2008, 74 dự án và 62 công ty đầu tư vào lĩnh vực này đã tạo việc làm cho 4.492 lao động, nhưng trong năm tiếp theo vốn FDI đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh và đến năm 2012, chỉ có 29 dự án và khoảng 1.485 lao động có việc làm, trong đó số dự án giảm 60,9% và giải quyết việc làm giảm 66,9%.
Năm 2013, mức đầu tư vào lĩnh vực năng lượng thay thế và tái tạo đã tăng lên, với tổng cộng 39 dự án và 35 công ty đầu tư đã giải quyết được 1,758 việc làm, trong đó số dự án tăng 25,6%, và số công việc được tạo ra tăng 15,6% và số công ty đầu tư trong lĩnh vực này tăng 34,2% so với năm 2012. Số liệu đạt được trong năm 2013 là số liệu cao nhất trong vòng ba năm qua, so với mức đỉnh trong năm 2009 khi có 61 dự án đầu tư và 5.015 công việc được tạo ra từ 48 công ty đầu tư.
Với số liệu ghi nhận trong quý I năm 2014, vẫn còn quá sớm để có thể nói chắc rằng xu hướng phục hồi của vốn FDI trong lĩnh vực năng lượng thay thế và tái tạo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục. Số liệu trong ba tháng đầu năm chỉ ra rằng, mặc dù mức vốn đầu tư trong năm nay khó có thể vượt mức đạt được trong năm 2013, số công việc được tạo ra có thể vượt con số 2.000, mức cao nhất đạt được trong lĩnh vực này tính từ năm 2010.
Trích từ Tạp chí fDi