Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Đặc khu kinh tế: Lối đi nào để tránh thất bại
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 07/04/2014 Lượt xem: 9


Chính phủ đang có kế hoạch thành lập 03 đặc khu kinh tế, gồm đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Các đặc khu này được kỳ vọng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước giống như đặc khu Thâm Quyến của Trung Quốc hay đặc khu Jebel Ali ở Dubai.

Đây là một mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam đang trong giai đoạn học hỏi kinh nghiệm cũng như nghiên cứu và chuẩn bị. Tuy nhiên, hiện nay đã có khoảng 3.500 đặc khu kinh tế được xây dựng trên thế giới. Tại Trung Quốc, đặc khu kinh tế đầu tiên được xây dựng từ năm 1980.

Theo số liệu tổng hợp của công ty McKinsey, khi so sánh 30 đặc khu kinh tế trên thế giới, có gần một nửa các khu kinh tế có hiệu quả kém hơn so với mặt bằng kinh tế quốc gia.

Nhìn chung các đặc khu kinh tế trên thế giới được xây dựng đều nằm trên những vị trí địa lý thuận lợi để tiếp cận với thị trường quốc tế qua hạ tầng giao thông vận tải. Về điểm này, cả 3 địa điểm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều đáp ứng được. Nhưng yếu tố quan trọng đối với một đặc khu kinh tế lại nằm ở chính sách và thể chế.

Đặc khu Jebel Ali là một ví dụ. Ra đời vào năm 1985, Jebel Ali hiện đóng góp tới 25% vào GDP của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, thu hút 6.400 doanh nghiệp đầu tư và chiếm 20% tổng đầu tư dòng FDI vào quốc gia này. Nguyên nhân thành công của Jebel Ali được cho là nhờ vào vị trí chiến lược sẵn có giữa Dubai với các nước vùng Vịnh, Biển Đỏ, Đông Phi và tiểu lục địa Ấn Độ. Ngoài ra, Jebel Ali còn có hạ tầng cảng biển và sân bay quốc tế hiện đại, biến nơi đây thành điểm trung chuyển hàng hóa lớn trong khu vực. Nhưng hơn thế nữa là những đề xuất giá trị đối với các nhà đầu tư như không đánh thuế, không yêu cầu phải có đối tác trong nước, cho phép sở hữu nước ngoài và xây dựng sẵn nhà xưởng và văn phòng để giảm đầu tư vào xây dựng.

Đây chính là thách thức vì nếu các đặc khu kinh tế ở Việt Nam không đưa ra được những ưu đãi và chính sách cao hơn các đặc khu khác trên thế giới thì sẽ khó thành công. Ông Parth Shri Tewari, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, cho rằng tính khả thi của đặc khu phải dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư. Nếu Chính phủ đưa ra được chính sách khuyến khích nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư vào hạ tầng thì sự thành công của đặc khu kinh tế sẽ được đảm bảo hơn. "Tại Malaysia có diễn đàn công tư được tổ chức thường xuyên giữa Chính phủ và nhà đầu tư để biết được nhu cầu đầu tư như thế nào cũng như sự phân chia đầu tư giữa công và tư," ông Parth nói và cho rằng đây là một bài học hay đối với Việt Nam trên con đường xây dựng đặc khu kinh tế.

Ngọc Linh – Nhịp cầu đầu tư

Xem tin gốc tại đây


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng