Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Dồn lực phát triển công nghiệp hỗ trợ
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 20/10/2014 Lượt xem: 1


Mặc dù chiến lược xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được TP Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện hơn 10 năm qua, song lĩnh vực này vẫn từng bước phát triển chậm chạp. Trong chiến lược chung phát triển kinh tế-xã hội, thành phố xác định CNHT là một trong những ngành được ưu tiên đầu tư, dồn lực để phát triển.

Gần đây, TP Hồ Chí Minh đề ra hàng loạt chính sách nhằm ưu tiên, thúc đẩy ngành CNHT phát triển đúng tầm của một thành phố đứng đầu cả nước về sản xuất công nghiệp. Đó cũng là động thái tích cực nhằm "kết nối" với những kế hoạch từ hơn 10 năm trước.

Hiện nay, các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) của TP Hồ Chí Minh có 371 doanh nghiệp (DN) trong nước, 261 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc ngành CNHT. Theo thống kê, các linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu để phục vụ sản xuất cho các DN này chủ yếu nhập khẩu, thành phẩm sau đó lại xuất khẩu. Điều đáng quan tâm là đa phần hàng hóa của các DN nội chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng cho chuỗi sản phẩm công nghiệp hiện nay, chưa nói đến giá trị gia tăng trên từng sản phẩm. Mỗi năm, TP Hồ Chí Minh vẫn thu hút hàng tỷ USD từ nguồn vốn FDI, nhiều nhà máy có công suất lớn được mọc lên, nhưng thực tế sự đóng góp từ các dự án này chỉ là tiền thuê đất, lương nhân công. Riêng nguồn thu từ nội địa hóa thiết bị, nguyên phụ liệu do DN trong nước tham gia trong quá trình sản xuất là rất ít.

Nhận thấy những mặt hạn chế này, nhiều quyết sách về đầu tư, ưu tiên vốn, nguồn nhân lực để phát triển ngành CNHT đã được Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh tích cực triển khai.

Mới đây, KCN cơ khí - ô-tô rộng hơn 99,3 ha đã được thành lập tại huyện Củ Chi với tổng số vốn đầu tư là 506 tỷ đồng. Đây là KCN đặc trưng đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí - ô-tô tại thành phố với chức năng chính sản xuất phụ tùng, linh kiện ô-tô; sửa chữa, lắp ráp phương tiện vận tải cơ giới; thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện cơ khí…

Tương tự, KCN Lê Minh Xuân 3 tại huyện Bình Chánh, quy mô 231,25 ha cũng vừa được thành phố phê duyệt để ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường với bốn ngành công nghiệp mũi nhọn, gồm: điện - điện tử - tin học; thực phẩm; cơ khí và ngành hóa, dược. KCN này cũng ưu tiên phát triển các ngành CNHT như sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế; sản xuất sợi nhân tạo, dệt và hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất trang phục và các sản phẩm từ da; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; công nghiệp in ấn…

Để xây dựng và phát triển ngành CNHT theo hướng bền vững, ngoài việc thay đổi các chính sách về thu hút đầu tư, thành phố còn tiếp tục hỗ trợ DN về tài chính, nguồn nhân lực, tập trung xóa bỏ những rào cản trong hoạt động sản xuất, hỗ trợ về kinh doanh và xuất khẩu. Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành CNHT của TP Hồ Chí Minh phát triển tốt, cần có một lộ trình thông thoáng về hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn với lãi suất thấp, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu và có nhiều chính sách ưu tiên cho DN.

Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển thì không thể nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu. Đối với TP Hồ Chí Minh, để hàng hóa xuất khẩu số lượng lớn, mang về nhiều ngoại tệ, cần phải có chiến lược rõ ràng trong chiến lược xuất khẩu, chú trọng các nhóm ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho cả nền kinh tế.

Theo thống kê của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ cung ứng nội địa của các DN FDI Nhật Bản tại Việt Nam năm 2012 là 27,9%, hiện đã tăng lên 32,2%. Trong khi tỷ lệ cung ứng từ các DN nội địa tại khu vực phía nam mới đạt 14,8%, phía bắc đạt 11,7%. Đây là tỷ lệ thấp so với tỷ lệ cung ứng của các DN Thái-lan và In-đô-nê-xi-a. Ông Hi-rô-ta-ka Y-a-su-du-mi, Giám đốc điều hành JETRO đánh giá, ngành CNHT của Việt Nam chưa phát triển, nguyên nhân do chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Chẳng hạn, DN muốn đầu tư nhưng không có vốn, khi đi vay thì lãi suất quá cao. Đối với DN sản xuất, khi lãi suất vay từ 8% đến 18%/năm thì không thể vay để sản xuất được. Trong khi đó, các DN CNHT Việt Nam chủ yếu là DN vừa và nhỏ, có mức đánh giá tín nhiệm tín dụng thấp, mà tín nhiệm thấp thì ngân hàng không cho vay.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phương Đông cho biết, ngành CNHT của nước ta hiện chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tỷ lệ DN CNHT trên DN công nghiệp chính chỉ mới đạt 2,07 lần, trong khi Thái-lan đã là 50 lần. Ngành CNHT dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa tạo ra được bước đột phá nào đáng kể, hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu phần lớn còn phụ thuộc tới 80% nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu. Để giảm bớt sự phụ thuộc này, thành phố đang tập trung ưu tiên để các DN trong và ngoài nước hợp tác, đồng thời dồn lực để đầu tư phát triển ngành CNHT.

"Để các DN lĩnh vực này phát triển, trước mắt cần có chính sách tín dụng ưu đãi với lãi suất chỉ từ 1% đến 3%/năm thì họ mới đủ lực để sản xuất", ông Hi-rô-ta-ka Y-a-su-du-mi cho biết thêm.

Đến năm 2020, sản phẩm CNHT phải đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp, tập trung ở ba lĩnh vực chính là linh kiện phụ tùng, CNHT ngành dệt may - giày da, công nghiệp công nghệ cao. Thời điểm 2020, nước ta có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ lực cung ứng và chiếm 11% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành.

ĐẠI ĐỒNG (Nhân dân)

Xem tin gốc tại đây


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

주소

다낭 Tran Phu 24번지 행정 센터 18층

Quản lý nội dung HTML

문의하기

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency