Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Lọc ưu đãi vốn ngoại: Quá chiều chuộng nhà đầu tư nước ngoài
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 30/07/2014 Lượt xem: 1


Cùng ngành nghề nhưng các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, điều kiện tiếp cận thủ tục thông thoáng hơn... khiến cho các doanh nghiệp nội chịu áp lực cực lớn trong cạnh tranh.

"Mong được như FDI"

Dự án Khu liên hợp gang thép của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) tại Hà Tĩnh đã nhận được những ưu đãi như được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) 10% (DN trong nước là 22%) từ năm có thu nhập chịu thuế; 4 năm được miễn thuế thu nhập DN và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao; miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng; miễn thuế tài nguyên và giảm 40% phí bảo vệ môi trường với hoạt động hút cát, san nền… Ông Đỗ Duy Thái - Tổng giám đốc Công ty thép Việt chỉ mong được một phần ưu đãi như của Formosa, thì DN trong nước cũng có thể xây dựng được những nhà máy có quy mô lớn và sản xuất bất kỳ loại thép nào mà thị trường có nhu cầu. Nhưng thực tế DN nội, ngay cả việc tiếp cận và thuê đất cũng không dễ dàng khi xây dựng dự án lớn.

Tương tự trong lĩnh vực bán lẻ, các DN tư nhân cũng chịu cảnh kiểm tra gắt gao thường xuyên như siêu thị Maximark mỗi năm có hơn 100 cuộc kiểm tra của nhiều cơ quan chức năng. Có tháng tết phải tiếp đoàn kiểm tra tới 8 lần. Bà Nguyễn Ánh Hồng, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Maximark, đặt vấn đề : "Không biết các DN bán lẻ nước ngoài có được kiểm tra thường xuyên không, mà có đơn vị suốt nhiều năm liền báo cáo lỗ, trong khi đó không ngừng mở rộng đầu tư ở VN. Tôi không đòi hỏi bất cứ ưu đãi nào của nhà nước, chỉ cần được đối xử một cách công bằng là đủ".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: "Ưu đãi như vậy là đẩy các DN trong nước vào điều kiện khó khăn hơn trong khi nguồn lực của VN là có hạn. Chúng ta hiện nay ở vị thế có thể kén chọn nhà đầu tư nước ngoài chứ không phải như mấy chục năm trước là thu hút bằng mọi giá. Thực tế là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi quá nhiều. Chính phủ quá chiều chuộng nhà đầu tư, ưu đãi quá mức trong khi các địa phương thì tranh nhau nhà đầu tư ngoại bằng ưu đãi này nọ, đó là cạnh tranh đưa nhau xuống đáy".

Ưu đãi đại trà

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét chính sách ưu đãi chỉ áp dụng riêng cho DN FDI là quá vô lý. Từ trước đến nay việc cấp phép FDI hầu như đi theo tư duy thành tích, chỉ tính đến số vốn và ít xem xét kỹ càng đến những vấn đề khác. "Trước khi cấp phép phải đặt vấn đề dự án này có mang lại lợi ích gì cho quốc gia hay không? Lĩnh vực này trong nước chưa làm được hay sao? Không thể để chuyện DN trong nước muốn thuê vài héc ta đất thì khó khăn trong khi các DN FDI cần bao nhiêu đất cũng có ngay… Chúng ta cũng phải xem lại, nhận nhiều ưu đãi nhưng các DN FDI đã đóng góp vào ngân sách hằng năm được bao nhiêu hay chỉ kêu lỗ, chuyển giá…", chuyên gia này nói.

Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) về ưu đãi cho DN FDI phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư thực hiện công bố gần đây cho thấy, qua khảo sát 1.426 DN FDI trong lĩnh vực sản xuất, có tới 97% doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc, 79% ở Hà Nội, 72% ở Đồng Nai, 65% ở Bắc Ninh trả lời là họ được nhận ưu đãi tài chính của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 - 6% DN FDI mang công nghệ tiên tiến vào VN. UNIDO khuyến cáo rằng việc cấp ưu đãi đầu tư nên được xem xét kỹ hơn vì đây là một chính sách rất tốn kém, tạo ra sự biến dạng hệ thống thuế quốc gia và gây ra những hạn chế cho ngân sách nước sở tại.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đã đến lúc không cần thiết sử dụng chính sách ưu đãi đại trà mà tập trung ưu đãi chọn lọc cho những ngành mà chúng ta khuyến khích phát triển như công nghệ cao hoặc cam kết chuyển giao công nghệ. "Cần thiết phải quy định rõ chỉ ưu đãi cho những dự án kiểu gì, đối tượng DN nào. Vốn FDI mà không đáp ứng được quy định thì nên để dồn ưu đãi cho DN trong nước. Phải có chính sách, biện pháp khuyến khích cụ thể DN trong nước, cho người ta cơ hội để phát triển. Tại sao cho cơ hội cho người nước ngoài mà không cho cơ hội cho DN trong nước? Tình trạng ưu đãi FDI hiện nay là lấy của người nghèo chia cho người giàu, hy sinh lợi ích đất nước cho nhà đầu tư nước ngoài" - bà Lan nói.

Mai Phương - Trấn Tâm (Báo Thanh Niên)

Xem tin gốc tại đây


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

주소

다낭 Tran Phu 24번지 행정 센터 18층

Quản lý nội dung HTML

문의하기

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency