Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Đà Nẵng chuyển hướng vào công nghiệp công nghệ cao
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 19/03/2018 Lượt xem: 78

Đà Nẵng chuyển hướng vào công nghiệp công nghệ cao


Đánh giá lại hiệu quả thực tế các khu công nghiệp (KCN) hiện có để không lãng phí đất đai, đồng thời cân nhắc thận trọng các KCN xây mới để không phải trả giá trong tương lai là nội dung trọng tâm được bàn thảo trong cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ngày 16-3.

Lãng phí trong các KCN

Đà Nẵng hiện có 6 KCN đang hoạt động với tổng diện tích hơn 1.066 ha, đã quy hoạch xây mới thêm 3 KCN tổng diện tích khoảng 930ha. Ngoài ra Đà Nẵng có khu CNC quy mô 1.500ha, hiện nay đã sử dụng hơn 36ha bàn giao cho nhà đầu tư sản xuất (đã có hơn 400ha đất sạch sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư), các phân khu khác vẫn đang triển khai. Ông Tô Hùng- Trưởng Ban Đô thị HĐND TP cho biết, vị trí các KCN của TP hiện nay nhiều bất cập, như khu Thọ Quang đầu luồng gió, khu Hòa Cầm đầu nguồn nước (nhà máy nước Cầu Đỏ), khu Hòa Khánh lọt giữa các khu dân cư đô thị… Nhìn vào bên trong các KCN, sự bất cập, lãng phí thể hiện rất rõ khi diện tích đất dùng sản xuất rất ít, mà dùng cho thiết bị rất nhiều. “Bỏ số tiền lớn ra làm KCN để phục vụ sản xuất nhưng lại dùng làm kho bãi là sự lãng phí rất lớn”- ông Hùng nói. Chưa kể, trong các KCN, việc phân lô manh mún, mỗi DN một “miếng”, không có sự sắp xếp ngành nghề, lĩnh vực… nên lộn xộn, kém hiệu quả.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Nho Trung- Phó Chủ tịch HĐND TP cho rằng, một số KCN xen lẫn khu dân cư, không đảm bảo yếu tố môi trường, thiếu thiết chế văn hóa như nhà ở cho công nhân, trường học, chợ… Mô hình các KCN ở Đà Nẵng đã rất cũ kỹ, thiếu cảnh quan, cây xanh, đồng thời hiệu quả sử dụng đất còn lãng phí. Đơn cử như KCN Liên Chiểu chỉ có 28 ha đất sản xuất, còn 28 ha đất chưa có hạ tầng phục vụ nhà đầu tư. Như vậy đất trong KCN chưa dùng hết lại tính đi mở KCN mới. Ông Trung cho rằng, TP cần rà soát lại quỹ đất các KCN, kiên quyết thu hồi của các DN sử dụng không hiệu quả để giao cho DN có nhu cầu dùng để sản xuất. Song song với đó, cần bổ sung các thiết chế văn hóa, quan tâm đời sống công nhân, chú ý môi trường gắn với các khu dân cư để có công nghiệp hiện đại đúng nghĩa.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, hầu hết các KCN của TP hình thành trước năm 2000,  hồi đó còn hạn chế về tầm nhìn, quy hoạch, quản lý… bây giờ phải giải quyết từng bước. Ví dụ như  KCN Hòa Khánh, cả nước chỉ có Đà Nẵng bỏ tiền ra làm, kêu gọi DN vào gần như miễn phí. Khi vào rồi mới phát sinh những bất cập, từ môi trường, ngành nghề, giá trị gia tăng, quản lý… dẫn tới hiệu quả sử dụng đất đai trong KCN chưa cao. Hoặc KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang cũng là mô hình TP giải tỏa, cho thuê đất trực tiếp chứ không đấu thầu, giá rẻ, giờ cũng bộc lộ nhiều bất cập. Trước mắt khu Thọ Quang phải khắc phục vấn đề môi trường, để tồn tại 10-20 năm rồi cũng phải giải tỏa, di dời đi nơi khác, chuyển đổi thành đô thị như KCN An Đồn.

Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa nói, các KCN sẵn có phải tập trung nghiên cứu để quản lý chặt chẽ về môi trường và giá đất. Việc dùng đất KCN để sản xuất ít, làm kho bãi nhiều là sự lãng phí rất lớn. Trước sức ép của cảng Tiên Sa, đường Ngô Quyền quá tải thì KCN An Đồn không thể kéo dài hơn nữa, cần rà soát khuyến khích DN chuyển sớm. Khu thủy sản Thọ Quang nên chuyển cho Quảng Nam vì họ cần, lại có nhiều vị trí, Đà Nẵng không nên giữ, không nên cạnh tranh về công nghiệp thủy sản. Với các KCN khác, cần rà soát lại quỹ đất bố trí có các DN nhỏ đang sản xuất trong khu dân cư có nhu cầu thực sự. Cần đánh giá, có biện pháp bảo vệ môi trường với các KCN từ nước thải, khói. Thậm chí như nhà máy thép ở trong KCN Hòa Khánh cũng phải xem lại, công nghệ, quy trình có đảm bảo không để có hướng xử lý.

Để không phải trả giá

Việc xây mới các KCN để phục vụ nhu cầu sản xuất của các DN là cần thiết, song mô hình đầu tư, vị trí xây dựng, nguồn lực triển khai đang đặt ra nhiều thách thức. Nếu không thận trọng ngay từ ban đầu, vài chục năm nữa TP sẽ lại phải trả giá, chạy theo khắc phục hậu quả như các KCN bây giờ. Ông Trần Đình Hồng- Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng nói, KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 dù chỉ 125ha nhưng rất lo ngại vì nằm ngay đầu nguồn cấp nước cho TP (Nhà máy nước Cầu Đỏ). Vì thế, nếu đầu tư phải thật thận trọng nếu không sau này đi giải quyết hậu quả rất khó khăn. Tương tự là khu nhà ở cho chuyên gia, công nhân bên cạnh hồ Hòa Trung thuộc Khu CNC Đà Nẵng, phải tuyệt đối thận trọng, không để tác động tiêu cực đến môi trường cảnh quan tự nhiên hồ Hòa Trung. Bởi lẽ hồ này sẽ cấp nước cho cả khu CNC và khu CNTT.

Hiện tại TP đã cho triển khai làm đường bao quanh hồ Hòa Trung, trong quy hoạch tổng thể khu CNC sẽ xây dựng khu nhà ở chuyên gia, công nhân, kỹ sư trên diện tích khoảng 30ha. Ông Huỳnh Đức Thơ cho rằng, đầu tư khu nhà ở chuyên gia thực chất là dự án bất động sản, phải đảm bảo tiêu chuẩn ngặt nghèo không để tác động đến tự nhiên hồ Hòa Trung. Việc san lấp, xây dựng dự án cũng nhẹ nhàng, nương theo tự nhiên, tận dụng đồi núi chứ không phải san lấp hết, cố gắng để tận dụng cảnh quan tốt nhất.

Ông Phùng Tấn Viết- Trưởng BQL Khu CNC Đà Nẵng cho biết, Khu CNC diện tích rộng nhưng thực chất đất để sản xuất không nhiều. Trái tim của Khu CNC là khu ươm tạo, hiện tại có một nhà đầu tư của Mỹ đã thống nhất đầu tư 1 tỷ USD với diện tích 70ha trong khu ươm tạo để xây dựng dự án Đà Nẵng Siliconl.

Ông Trương Quang Nghĩa nói, đầu tư cho Khu CNC không thể trông chờ ngân sách, lộ trình mà cần chủ động nguồn vốn xã hội hóa. Chẳng hạn khu nhà ở chuyên gia, nhà máy nước, khu ươm tạo… cần kêu gọi đầu tư đồng bộ ngay thay vì phải theo lộ trình giai đoạn sau 2020. Ông Nghĩa cũng lưu ý phương án mở rộng khu CNC để tận dụng cơ chế, thay vì phương án xây mới KCN Hòa Ninh gần đó. Với khu CNTT 131ha giai đoạn 1, ông Nghĩa chỉ đạo dứt điểm trong năm 2018 phải hoàn thành xong để có thể thu hút, phục vụ nhà đầu tư. Theo ông Nghĩa, lĩnh vực du lịch Đà Nẵng đã đầu tư rất lớn song chỉ chiếm 1/3 tổng sản phẩm xã hội. Du lịch cũng đến ngưỡng rồi. Lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao là hướng phát triển tới đây trong cơ cấu kinh tế của TP.

(http://cadn.com.vn)


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

주소

다낭 Tran Phu 24번지 행정 센터 18층

Quản lý nội dung HTML

문의하기

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency