Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
FDI, năng lực bản địa và chuyển dịch cấu trúc kinh tế
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 18/12/2017 Lượt xem: 39

FDI, năng lực bản địa và chuyển dịch cấu trúc kinh tế


Gần đây, một số thống kê cho thấy khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam; trong 10 đồng xuất khẩu thì có tới 7,5 đồng đến từ khu vực này. Điều này làm dấy lên quan ngại về sự phụ thuộc quá mức của nền kinh tế vào khu vực FDI. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề này trong bức tranh tổng thể về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Phải khẳng định một điều là việc mở cửa nền kinh tế để thúc đẩy thương mại quốc tế và thu hút FDI là một điều kiện cần trong phát triển kinh tế ngày nay. Sự hiện diện của thành phần FDI giúp đa dạng hóa cơ cấu sản xuất và xuất khẩu, tạo ra sự lan tỏa về công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, cũng như các liên kết trước và sau của chuỗi giá trị. Điều này có nghĩa Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa đòn bẩy này, chứ không phải là quay lưng lại với nó.

Chuyển dịch về cấu trúc kinh tế

Cần xác định rõ là vấn đề không nằm ở chỗ bản thân các doanh nghiệp FDI, dù có thể cần có những điều chỉnh về chính sách FDI cho phù hợp hơn. Vấn đề chính nằm ở chỗ làm sao để thúc đẩy nâng cao năng lực của doanh nghiệp bản địa và tăng cường gắn kết với khu vực FDI.

Sau ba thập kỷ đổi mới, với vai trò ngày càng lớn của khu vực FDI, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, có thể được đánh giá theo ba tiêu chí.

Thứ nhất là sự phức tạp hóa của nền kinh tế, thể hiện qua tính đa dạng và đặc thù của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính đa dạng có nghĩa là nền kinh tế sản xuất ra được ngày càng nhiều chủng loại hàng hóa dịch vụ. Các nghiên cứu cho thấy, các nước xuất khẩu được nhiều chủng loại hàng hóa hơn, đồng nghĩa với sở hữu nhiều ngành và có năng lực sản xuất tốt hơn, thì có xu hướng tăng trưởng cao hơn. Chính sự đa dạng về ngành và năng lực sản xuất tạo ra tác động lan tỏa trong ngành cũng như giữa các ngành với nhau, thúc đẩy hình thành các tổ, cụm kinh tế.

Tính đa dạng của các mặt hàng xuất khẩu cũng góp phần giảm thiểu rủi ro nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng nhất định. Việt Nam được ghi nhận đã có bước tiến vượt bậc trên phương diện này. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á, năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 300 mặt hàng với lợi thế so sánh nhất định, so với chỉ có 90 mặt hàng năm 1995.

Độ phức tạp của một nền kinh tế còn thể hiện ở tính đặc thù của hàng hóa mà nó tạo ra trong so sánh tương đối trên thế giới. Một mặt hàng có tính đặc thù cao thường đòi hỏi nhiều kiến thức và 

năng lực sản xuất hơn, vì thế không có nhiều nước sản xuất được. Xét ở cả hai khía cạnh đa dạng và đặc thù, độ phức tạp của nền kinh tế Việt Nam đã tăng vượt bậc trong 20 năm qua, với chỉ số về độ phức tạp kinh tế (Economic Complexity Index) nhảy từ hạng 99 năm 1995 lên 83 năm 2005 và lên hạng 50 năm 2015, theo một nghiên cứu của Đại học MIT.

Thứ hai là việc nâng cấp năng lực sản xuất, có nghĩa là nền kinh tế sản xuất ra được ngày càng nhiều các sản phẩm có chất lượng, tính đặc thù và phức tạp cao hơn. Về tổng thể, Việt Nam đã có bước tiến đáng kể trên tiêu chí này. Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu hàng hóa, tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng sản xuất chế tạo thuộc nhóm công nghệ vừa và cao tăng mạnh, đặc biệt trong 15 năm qua, từ 16% năm 2000 lên 42% năm 2014 (bảng 1A). Tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa trong giá trị xuất khẩu của nhóm này cũng tăng từ 10% lên 26% trong cùng kỳ (bảng 1B).

Thứ ba là độ sâu trong liên kết giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa khu vực FDI và các doanh nghiệp bản địa. Đó là việc hình thành một lớp các nhà cung ứng địa phương có đủ năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bổ trợ đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Chính quá trình liên kết tương tác này giúp hình thành và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế bản địa, là yếu tố quyết định việc leo lên các nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị, trong dài hạn quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế.

Công bằng mà nói, việc nâng cao năng lực sản xuất, nắm bắt công nghệ của thành phần kinh tế bản địa là trở ngại lớn cho đa số các nước đang phát triển. Ngay cả nền kinh tế lớn thành công nhất Đông Nam Á (trừ Singapore) là Malaysia cũng không thành công lắm ở mục tiêu này. Malaysia là một nước đi đầu trong việc phát triển ngành điện tử - máy tính, nhưng chủ yếu vẫn thiên về gia công lắp ráp, trong khi độ sâu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các nhà cung ứng địa phương là thấp.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là một trong những điểm yếu nhất của nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ và vươn ra cạnh tranh trên thị trường thế giới là không nhiều. Doanh nghiệp như Sơn KOVA, với sản phẩm được xếp vào nhóm công nghệ vừa (mức cao), là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh thực lực sản xuất và làm chủ công nghệ của Việt Nam.

Sự hiện diện của thành phần FDI đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu không nói lên hết được năng lực sản xuất và nắm công nghệ của nền kinh tế. Việt Nam cơ bản vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động gia công lắp ráp, với giá trị gia tăng chủ yếu tạo ra từ lao động giá rẻ. Xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, trong khi nền công nghiệp phụ trợ địa phương vẫn còn rất yếu. Phần giá trị gia tăng nội địa chỉ chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu của nhóm hàng sản xuất chế tạo của Việt Nam trong năm 2014, thấp hơn đáng kể so với nhiều nước trong khu vực. Đặc biệt, với mặt hàng thiết bị điện tử - máy tính, vốn là một hiện tượng chiếm đến khoảng 12% giá trị xuất khẩu hàng hóa, phần giá trị gia tăng nội địa chỉ chiếm 25% (bảng 2).

Một số hàm ý

Những phân tích ở trên cho thấy, các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế của Việt Nam, không chỉ trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra việc làm và đóng thuế, mà quan trọng không kém là tác dụng lan tỏa, thúc đẩy nền kinh tế địa phương, điều mà chúng ta chưa khai khác được hết. Cần xác định rõ là vấn đề không nằm ở chỗ bản thân các doanh nghiệp FDI, dù có thể cần có những điều chỉnh về chính sách FDI cho phù hợp hơn. Vấn đề chính nằm ở chỗ làm sao để thúc đẩy nâng cao năng lực của doanh nghiệp bản địa và tăng cường gắn kết với khu vực FDI. Đây cũng là khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới để Việt Nam có thể leo lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong bối cảnh tính cạnh tranh dựa trên lao động giá rẻ của Việt Nam ngày càng giảm. Vì thế, ưu tiên chính sách của Việt Nam là xây dựng và thực hiện hiệu quả chương trình tổng thể về nâng cao năng lực của doanh nghiệp bản địa cũng như tăng cường gắn kết với khu vực FDI. Trong nỗ lực này, các đề xuất của Ngân hàng Thế giới trong một báo cáo gần đây về thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ rất đáng được tham khảo.

Dưới góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ của Việt Nam cần được chú trọng nhiều hơn. Với sự thay đổi của điều kiện sản xuất ngày nay và sự tham gia mạnh mẽ của Trung Quốc vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác khó có thể phát triển một ngành sản xuất chế tạo lớn như kinh nghiệm của những nước công nghiệp hóa trước đây (chiếm khoảng 25% lực lượng lao động). Khu vực dịch vụ sẽ tiếp tục thu hút nhiều lao động trong thời gian tới. Việc khuyến khích một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao cũng như nâng cao năng suất các ngành dịch vụ nói chung sẽ góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu và cải thiện năng suất tổng thể của nền kinh tế. Hơn nữa, một ngành sản xuất phát triển tốt cũng cần các dịch vụ bổ trợ tốt. Các dịch vụ về tài chính ngân hàng, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, và y tế sẽ có nhu cầu lớn trong thời gian tới. 

(*) Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM

http://www.thesaigontimes.vn

 

 


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

주소

다낭 Tran Phu 24번지 행정 센터 18층

Quản lý nội dung HTML

문의하기

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency