Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Việt Nam và Hoa Kỳ: Tiềm năng hợp tác toàn diện và thu hút đầu tư
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 27/05/2016 Lượt xem: 2


Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995) đến nay, quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước đã được xác lập năm 2013 nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tháng 7/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ. Về phía Hoa Kỳ, tiếp theo chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000, chuyến thăm chính thức của Tổng thống Barack Obama tại Việt Nam từ ngày 22/5 – 25/5/2016 đánh dấu một bước tiến quan trọng mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia. Những chuyến thăm hữu nghị liên tục trong vòng hai năm qua là những dấu mốc quan trọng cho thấy quá trình nỗ lực bền bỉ xây dựng lòng tin và mong muốn thúc đẩy hợp tác thực chất của cả hai bên. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt lên mức độ hợp tác song phương để tạo thành thế "kiềng 3 chân", bao gồm hợp tác song phương, khu vực và toàn cầu.

Về thương mại, sau khi Hiệp định Thương mại song phương được ký kết, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng đều đặn khoảng 20%/năm (kể cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 - 2009), đưa Hoa Kỳ thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2015 đạt 45 tỷ USD, tăng gấp 100 lần so với năm 1995 (451 triệu USD). Hai bên cũng ký kết và triển khai hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, khoa học công nghệ, y tế, nhân đạo, văn hóa, giáo dục… Về đầu tư, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 4 năm 2016, Mỹ đứng thứ 8 trong số các quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 806 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 11,7 tỷ USD. Tuy nhiên, những con số này chưa phản ảnh hết luồng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam do có một số công ty Mỹ như Tập đoàn Intel, Coca Cola, Procter & Gamble, ConocoPhillips… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông... Hiện nay, số lưu học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ lên đến gần 17.000, đứng đầu các nước ASEAN và đứng thứ 8 trong số các nước có sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ. Quan hệ giữa các địa phương và giao lưu nhân dân cũng được đẩy mạnh, là cầu nối quan trọng, tạo điều kiện để nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các nước đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - khuôn khổ mới cho thương mại tự do ở khu vực vào ngày 4/2/2016. Thông qua ASEAN, với tư cách là thành viên chủ động, tích cực, và có trách nhiệm, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ, phối hợp với Hoa Kỳ và các nước liên quan khác phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. Trên bình diện rộng lớn hơn, Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác sâu rộng, thực chất trên các diễn đàn đa phương và quốc tế, nhằm đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững trên thế giới, trong đó có vấn đề lực lượng gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, an ninh mạng, đối phó với dịch bệnh, thiên tai và biến đổi khí hậu.

Cơ hội thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với tổng vốn đầu tư ở nước ngoài lũy kế đến hết Quý I/2015 là khoảng 5.000 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ ra nước ngoài năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 318,2 tỷ USD, 307,9 tỷ USD, 316,5 tỷ USD. Trong tổng vốn FDI ra nước ngoài của Mỹ, tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn từ tái đầu tư, chiếm bình quân khoảng 80%, trong khi dòng vốn nhà đầu tư chuyển ra để đầu tư chỉ chiếm bình quân khoảng 15% và các khoản vay trong nôi bộ công ty khoảng 5%. Điều này chứng tỏ các công ty Mỹ ưa lựa chọn tái đầu tư hơn là chuyển lợi nhuận về nước.

Giống như các công ty của Châu Âu, mục tiêu lớn nhất của các công ty xuyên quốc gia của Mỹ khi đầu tư ra nước ngoài hiện nay là tìm kiếm thị trường. Đầu tư ra nước ngoài đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy xuất khẩu tại Mỹ. Bên cạnh đó, mặc dù là một quốc gia giàu tài nguyên, các công ty của Mỹ khi đầu tư ra khi nước ngoài còn nhằm mục tiêu khai thác tài nguyên khoáng sản để tiết kiệm nguồn tài nguyên trong nước.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam nổi bật về tiềm năng tiêu dùng và cơ hội mới, do đó, FDI của Mỹ vào Việt Nam có khả năng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn tới. Thứ nhất, chi phí nhân công tăng vọt tại Trung Quốc đang khiến nhiều hãng sản xuất đa quốc gia của Mỹ đã hướng sự chú ý vào nơi rẻ hơn 50% là Việt Nam.

Thứ hai, việc quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng được đẩy mạnh sẽ tạo nền tảng quan trọng và niềm tin để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, Hiệp định TPP ký kết giữa Hoa Kỳ, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác là cơ hội chưa từng có để thúc đẩy hơn nữa quan hệ toàn diện giữa hai nước. Ngoài ra, việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu thời gian qua và việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào cuối năm 2015 cũng là những xung lực quan trọng thúc đẩy và mở rộng đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Thứ ba, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam hiện nay như dầu khí (Exxon Mobil, Chevron…), hàng không (Boeing, ADC - HAS Airport và điện (General Electric, General Atlantis, AES…) cũng chính là các thế mạnh sản xuất và đầu tư của Mỹ và hiện đang được các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm. Ngoài ra, lĩnh vực công nghệ thông tin với các công ty như Microsoft, Intel, Apple, HP… cũng đang mong muốn xác lập hiện diện của mình tại Việt Nam. Theo báo cáo của FDI Intelligence, mặc dù nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng giảm, số dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại đây lại có xu hướng tăng trong thời gian gần đây với tổng vốn đầu tư tăng 19,13% trong năm 2014 và 2,13% trong năm 2015. Ngoài ra, trong năm 2015, số việc làm do các dự án này tạo ra tăng 25,07% so với năm 2014.

Có thể nói, Việt Nam đang là địa chỉ đầu tư đáng tin cậy của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đơn cử, trong nhiều năm gần đây, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Singapore đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ có trụ sở tại Singapore, do đích thân Đại sứ dẫn đầu, sang Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã coi Việt Nam là thị trường chiến lược tiềm năng, là trọng điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.

Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ

Để tăng cường thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ, những điểm làm hạn chế sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam cần nhanh chóng được khắc phục, nhất là về thủ tục hành chính. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại, luôn đòi hỏi sự minh bạch trong chính sách pháp luật, họ sợ phải chạy lòng vòng bởi cơ chế "xin - cho". Do đó, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hoàn thiện luật pháp về đầu tư, kinh doanh, tạo sự thân thiện và an tâm đối với người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đặc biệt, tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, cũng như thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư mà Chính phủ đã ban hành trong 3 năm liền, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch và thuận lợi cao nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các thủ tục triển khai thực hiện dự án ở tất cả các khâu như đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, môi trường, lao động để rút ngắn thời gian, giảm chi phí, gia tăng hiệu quả đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược, bao gồm hoàn thiện thể chế, xây dựng kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi thể chế kinh tế thị trường được thực hiện một cách đầy đủ và hiện đại hơn, các cơ chế, chính sách sẽ minh bạch và dễ tiên liệu, làm cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng, nhà đầu tư nước ngoài nói chung yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam.

Mặt khác, do chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực dịch vụ có trình độ quản trị cao như tài chính - ngân hàng…, nên nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở mức độ cao và cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có thể hưởng lợi từ mối quan tâm chung trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp các dịch vụ, chương trình giáo dục chất lượng cao. Các kỹ năng về tiếng Anh là chìa khóa giúp Việt Nam cạnh tranh thành công trong thế kỷ 21. Điều này đặc biệt quan trọng khi các ngành công nghiệp của Việt Nam đang chuyển dịch dần chuỗi giá trị và cần ngày càng nhiều công nhân và nhà quản lý giỏi. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã cam kết sẽ duy trì mức đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam, bao gồm việc thành lập Trường đại học Fulbright tại Việt Nam và khuyến khích Việt Nam cải thiện việc đào tạo tiếng Anh.

Mặc dù vẫn còn tồn tại những rào cản do những khác biệt về chế độ chính trị và chênh lệch về trình độ phát triển mà hai bên cần phải tiếp tục quan tâm giải quyết, với những nền tảng đã được xác lập từ chặng đường hợp tác phát triển 20 năm qua, Việt Nam kỳ vọng trong thời gian tới sẽ có những đột phá trong làn sóng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ vào Việt Nam và tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hợp tác thương mại, đầu tư giữa 2 quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

IPC tổng hợp


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

주소

다낭 Tran Phu 24번지 행정 센터 18층

Quản lý nội dung HTML

문의하기

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency