Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Giải pháp nào giúp hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng phát triển bền vững?
Người đăng tin: Nghĩa Thanh Nguyễn Ngày đăng tin: 05/09/2023 Lượt xem: 10

Đà Nẵng cần có thêm nhiều giải pháp về phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ vốn, cơ chế,... để hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp qua đó phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững.


Những năm qua, TP Đà Nẵng đã nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) với cách làm đột phá, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Từ đó tạo ra động lực, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam.

Với vai trò là trung tâm của khu vực Miền Trung - Tây nguyên, Đà Nẵng được xếp hạng là một trong ba trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tại Đà Nẵng đã hình thành và phát triển về số lượng các tổ chức hỗ trợ, các cơ sở ươm tạo, các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Để tạo nên một hệ sinh thái quốc gia vững mạnh thì vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương lại càng trở nên quan trọng và Đà Nẵng đang phát huy vai trò trên. Trong đó, địa phương đang chú trọng về hệ thống khởi nghiệp ĐMST ở các trường Đại học - Cao đẳng nhằm tạo dựng và lan tỏa văn hóa khởi nghiệp ĐMST, tạo tiền đề để xây dựng mối liên kết các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, của vùng.

Nhiều dự án khởi nghiệp tại Đà Nẵng được ươm tạo trong môi trường học đường.

Tại Hội thảo quốc tế “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng và vai trò của đối ngoại nhân dân trong kết nối vận động nguồn lực”vừa qua, ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương đã hình thành và phát triển với nhiều thành tố đa dạng được kết nối, hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, Đà Nẵng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch để đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã đạt được những kết quả tích cực, đi vào chiều sâu.

“Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từng bước được đầu tư, xây dựng. Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng, trong đó đã có một số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có nền tảng công nghệ cao, bắt kịp xu hướng phát triển nhất là trong các lĩnh vực về công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo...đã thu hút được vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế”, ông Hồ Kỳ Minh cho biết.

Thời gian qua Đà Nẵng đã nỗ lực đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Theo tìm hiểu, đến nay Đà Nẵng đã ban hành hơn 20 văn bản về cơ chế chính sách liên quan hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành mạng lưới 6 vườn ươm, 4 quỹ đầu tư, 2 không gian sáng tạo, 10 không gian làm việc chung, 10 câu lạc bộ khởi nghiệp, 3 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST. Cùng với đó, địa phương cũng đã hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho 18 dự án, 5 lượt hỗ trợ cho các cơ sở ươm tạo với kinh phí 4,5 tỷ đồng để hoàn thiện công nghệ.

Ông Võ Đức Anh – Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp ĐMST Đà Nẵng cho hay thời gian qua địa phương đã nỗ lực đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo vị này, năm 2022, Đà Nẵng cũng đã thí điểm đánh giá bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương, kết quả Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 2 trên tổng số 22 địa phương tham gia thí điểm, xếp sau  Hà Nội.

Cùng với việc đánh giá, Đà Nẵng đã sử dụng các kết quả, đặc biệt là dữ liệu của các chương trình, dự án trong Đề án thành phố thông minh để thúc đẩy triển khai khởi nghiệp, sáng tạo. Đối với Đề án thành phố thông minh bao gồm Quản trị thông minh - Kinh tế thông minh - Giao thông thông minh - Môi trường thông minh - Đời sống thông minh - Công dân thông minh.

“Đà Nẵng cũng nghiên cứu mô hình cơ chế thí điểm để dần hình thành và thúc đẩy ý tưởng về các khu thương mại tự do kết hợp đổi mới sáng tạo trên nền tảng hạ tầng sẵn có của các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu vực khác. Đây là điều phải được nhìn thấy và đặt ra ngay từ bây giờ dù chỉ là ý tưởng. Và đây cũng là mô hình đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng và triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao”, ông Nguyễn Đức Anh cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng cho hay công tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn còn một số thách thức về hạ tầng, nguồn vốn, con người,... Vì vậy, cần phát triển nguồn nhân lực khởi nghiệp từ ươm tạo, huấn luyện trong và ngoài các trường Đại học – Cao đẳng.

“Đồng thời, cần phát triển hạ tầng phục vụ ươm tạo,  không gian làm việc tích hợp dịch vụ quy mô, chuyển đổi số chương trình và vận hành. Phát triển thêm về vốn mồi từ quỹ đầu tư khởi nghiệp, có hính sách khuyến khích sự tham gia của các tập đoàn lập quỹ đầu tư khởi nghiệp ĐMST, CLB nhà đầu tư thiên thần. Ưu đãi thuế cho khởi nghiệp, vườn ươm, trung tâm ươm tạo thuộc viện, trường đại học/cao đẳng/ nhà đầu tư khi thoái vốn”, ông Nguyễn Văn Chương đề xuất.

Nhiều startup được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Đà Nẵng.

Để Đà Nẵng trở thành mũi nhọn trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, các chuyên gia cho rằng chính quyền và Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng cần tạo điều kiện nuôi dưỡng và ươm mầm cho các ý tưởng khởi nghiệp. Trong đó, cần chú trọng đến các đơn vị khởi nghiệp trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ Ẩm thực, công nghệ tài chính. Đồng thời, cần kết nối với các trung tâm khởi nghiệp tiêu biểu trong nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), hơn nữa  thể kết nối với các thành phố khởi nghiệp tại các nước phát triển khác.

Song song, Đà Nẵng cần quan tâm xem xét hỗ trợ địa điểm để các doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung làm việc, tổ chức sự kiện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp từ các địa phương lớn. Cần đẩy mạnh tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp và mời các chuyên gia về để đào tạo, chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp công nghệ cũng như kêu gọi những người thành công về chia sẻ, truyền lửa, kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đặc biệt, địa phương cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ về pháp lý, kế toán, tư vấn, đặc biệt là truyền thông… để trở nên tiếp cận, hiệu quả và có chi phí hợp lý dành riêng cho startup nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Ddaffa Nẵng cũng cần nghiên cứu để xây dựng, ban hành các chính sách đặc thù khác (thuế, visa) để xây dựng hình ảnh về một thành phố năng động, hết mình hỗ trợ cho khởi nghiệp,...

(Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/giai-phap-nao-giup-he-sinh-thai-khoi-nghiep-da-nang-phat-trien-ben-vung-250122.html)


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

住所

18th Floor, Danang Administration Center,

24 Tran Phu St., Danang City

Quản lý nội dung HTML

連絡先

84-236-3886243/3810054

ipa@danang.gov.vn

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

ダナン情報通信所により発行された2017年2月20日付許可No.124/GP-STTT。

編集者:Mrs. Huynh Lien Phuong – ダナン投資促進支援委員会 委員長。