Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Khai thác các dư địa trong hợp tác đầu tư Đà Nẵng - Úc
Người đăng tin: Hòa Duy Võ Ngày đăng tin: 07/03/2023 Lượt xem: 31

Năm 2023 đánh dấu 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Úc (26/2/1973 - 26/2/2023). Quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp và mở rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt đánh dấu sự phát triển quan hệ hai nước bằng việc chính thức nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược vào tháng 3/2018.


 

Dù đã thiết lập quan hệ ngoại giao lâu năm, phát triển thành đối tác chiến lược, nhưng FDI của Úc vào Việt Nam vẫn còn rất kiêm tốn

Mặc dù đã trải qua một nửa thế kỷ hợp tác, tuy nhiên số lượng dự án FDI của vào Việt Nam còn khá khiêm tốn. Thực tế, Úc thuộc top trong số 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới nhưng nguồn FDI của Úc vào Việt Nam những năm qua còn khá khiêm tốn. Các quốc gia được Úc đầu tư nhiều là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, các nước EU, New Zealand, … Các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng chiếm tỷ trọng nhỏ trong đầu tư ra nước ngoài của Úc.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, lũy kế đến 20/12/2022, Úc có 583 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt 1,98 tỷ USD. Như vậy, FDI của Úc chỉ chiếm 1,59% tổng số dự án với số vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ bằng khoảng 0,45% tổng lượng vốn FDI, dù đang đứng ở vị trí thứ 20 về giá trị đầu tư trên tổng số 139 quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam. Lượng vốn cấp mới cũng chỉ tương đương vốn điều chỉnh, trong khi với tất cả các FDI khác, lượng vốn cấp mới luôn gấp 2-3 lần lượng vốn điều chỉnh cũng là một đặc thù của FDI từ Úc rót vào các dự án tại Việt Nam.

Dự án Interflour Group (nhà đầu tư Úc) vận hành nhà máy xay bột mì và lúa mạch cho sản xuất bánh mì và bia tại Việt Nam (Ảnh Internet)

Giáo dục và đào tạo tại Việt Nam là lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư Australia nhiều nhất theo Khảo sát doanh nghiệp 2021 của Auscham ASEAN. Tiếp theo đó là Vận tải - khách sạn - giải trí, dịch vụ chuyên môn và công nghiệp - chế tạo, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Về cơ cấu theo nguồn vốn, có đến gần một nửa tổng số FDI của Australia vào Việt Nam là dành cho lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; còn lại phân bổ nhỏ hơn dành cho dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây dựng, bất động sản; nông, lâm và thủy sản. Dù chiếm số lượng lớn dự án, nguồn FDI của Australia dành cho giáo dục tại Việt Nam chỉ khiêm tốn chiếm chưa tới 5%.

Cơ cấu FDI của Australia tại Việt Nam theo ngành (Nguồn: Australia Global Alumni và Aus4Innovation)

Hiện nay, Việt Nam và Australia đang có 3 FTA chung, trong đó có 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) với nhiều cam kết đáng kể của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư Úc. Cả 2 Hiệp định này đều có các chương quy định về đầu tư. Các chương về đầu tư cũng tuân theo những thông lệ tốt nhất của các FTA thế hệ mới, đồng thời cung cấp nền tảng pháp lý vững chắc nhằm tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư Úc. Quan trọng hơn cả là những nền tảng và thông lệ đó đang được triển khai. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tác động cộng hưởng từ 3 FTA này và 12 FTA khác của Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội đáng kể thu hút các doanh nghiệp FDI Úc đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Những Hiệp định thương mại tự do này được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội đáng kể thu hút các doanh nghiệp FDI của Úc đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng ANZ và Ngân hàng Commonwealth của Úc đều đã thiết lập sự hiện diện tại Việt Nam để cung cấp các dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp.

Các yếu tố thuận lợi của Việt Nam được các doanh nghiệp Úc đánh giá cao là Nguồn lao động: dồi dào, giá rẻ, chất lượng dần được cải thiện, năng động, nhiệt tình; Khả năng kiếm soát dịch bệnh COVID-19: sự ổn định của Chính phủ Việt Nam và sự tuân thủ tốt các nguyên tắc phòng chống dịch của người dân; Tình hình chính trị - xã hội: ổn định, không có bạo động, chiến tranh, vũ lực; Các yếu tố tích cực khác: Vị trí địa lý thuận lợi, triển vọng thị trường tốt, địa phương tạo điều kiện, vị trí địa lý, một số nguồn nguyên liệu sẵn có giá rẻ.

Bên cạnh những đánh giá lạc quan, nhà đầu tư đến từ Úc cho rằng, có 5 thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp FDI khi quyết định kinh doanh tại Việt Nam đó là: Tình trạng tham nhũng, quan liêu vẫn còn tồn tại; Hệ thống thuế còn nhiều bất cập; Thiếu nguồn lao động trình độ cao; Hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao và cuối cùng là thị trường còn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không bình đẳng. Cùng với đó, các doanh nghiệp FDI Úc cũng nhận định các thủ tục hành chính còn khá phiền hà, nhất là về các lĩnh vực thuế, phí, lệ phí; bảo vệ môi trường; bảo hiểm xã hội, lao động, phòng cháy chữa cháy, xuất nhập khẩu… Nhiều FDI Úc gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giám đốc điều hành/quản lý tài chính và đang tìm kiếm quản lý/giám sát, nguồn công nhân và lao động phổ thông chất lượng, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc.

Để “cân nhắc” đầu tư trở thành “lựa chọn” đầu tư

Lý giải vì sao mức đầu tư của Úc vào Việt Nam còn dè dặt, ông Simon Pugh, Chủ tịch Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam, cho rằng nhiều doanh nghiệp Úc còn thiếu thông tin về Việt Nam. Do vậy, cần thúc đẩy đầu tư từ Úc vào Việt Nam thông qua hình thức tiếp cận toàn diện hơn giữa cấp chính phủ hai quốc gia và khu vực tư nhân, như giới thiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam, marketing về đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cần cải cách toàn diện khu vực công, thường xuyên rà soát quy định pháp luật trong nước, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đầu tư, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm nhà đầu tư Úc.

Đà Nẵng nên làm gì?

Tính đến tháng 12/2022, Úc có 33 dự án với tổng vốn đăng ký là 15,76 triệu USD. Các dự án đều là dự án đầu tư ngoài Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; dịch vụ tư vấn các lĩnh vực; sản xuất thiết bị và phần mềm với hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Úc trong thời gian đến, thành phố Đà Nẵng cần đẩy mạnh tận dụng các hợp tác ký kết cấp địa phương để đẩy mạnh quảng bá môi trường và cơ hội đầu tư đến với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Úc. Đây sẽ là các cầu nối tin cậy để thành phố quảng bá hình ảnh, kêu gọi đầu tư. Bên cạnh các địa phương có quan hệ hợp tác tại Úc, Đà Nẵng cần chủ động làm việc với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Úc, Phòng thương mại Úc (AusCham) và các tổ chức có quan hệ hợp tác để tổ chức kết nối doanh nghiệp Đà Nẵng - Úc trong thời gian sắp đến. Các lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng, có thể hướng đến để tập thu hút các nhà đầu tư từ Úc là công nghệ thông tin, giáo dục, bất động sản du lịch và công nghiệp phụ trợ. Trong những lĩnh vực trên, Đà Nẵng cần xác định những nhà đầu tư lớn của Úc để tiếp cận trực tiếp như BHP Group, Origin Energy, SunCorp, Tresury Wine Estates, Stockland, …

Hiện nay, UBND thành phố Đà Nẵng đã ký kết hợp tác với 04 bang, thành phố ở Úc, gồm có: thành phố Newcastle (bang New South Wales) trong lĩnh vực trao đổi thông tin về cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giáo dục, khoa học-công nghệ; bang Queensland về trao đổi thông tin về cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giáo dục, khoa học-công nghệ; bang Nam Úc về lĩnh vực giáo dục; và cuối cùng là thành phố Gold Coast (bang Queensland) về các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, du lịch, thương mại và đầu tư, quản lý thiên tai, hàng hải, công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh (bên phải) tiếp bà Sarah Hooper, tân Tổng Lãnh sự Úc tại Thành phố Hồ Chí Minh

vào năm 2022 (Nguồn: Báo Đà Nẵng)

Năm 2022, nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Công nghệ và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã tổ chức "Hội thảo Phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam và Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng".

Hội thảo Phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam và Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng 2022

Với những hành động cụ thể trên, hi vọng trong tương lai, Đà Nẵng sẽ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư, tập đoàn lớn của Úc. 

IPA Đà Nẵng


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

住所

18th Floor, Danang Administration Center,

24 Tran Phu St., Danang City

Quản lý nội dung HTML

連絡先

84-236-3886243/3810054

ipa@danang.gov.vn

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

ダナン情報通信所により発行された2017年2月20日付許可No.124/GP-STTT。

編集者:Mrs. Huynh Lien Phuong – ダナン投資促進支援委員会 委員長。