Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

News

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Tìm kiếm giải pháp quản trị dữ liệu số hợp lý, hiệu quả
Author: Nghĩa Thanh Nguyễn Updated: 05/06/2024 Views: 1

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa UBND thành phố Đà Nẵng và Ngân hàng thế giới (WB) về ứng dụng công nghệ và dữ liệu trong quản lý tài sản công, sáng 4-6, UBND thành phố phối hợp với WB tổ chức Hội thảo Quản trị dữ liệu số thành phố Đà Nẵng. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh.


Quản trị dữ liệu số đóng vai trò then chốt

Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Nắm bắt xu hướng, nhận diện cơ hội đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 17-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Hội thảo Quản trị dữ liệu số thành phố Đà Nẵng

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh cho biết, năm 2021, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU về chuyển đổi số và UBND thành phố đã ban hành Đề án chuyển đổi số và Đề án xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, xác định Chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố, là “chìa khoá” quan trọng để triển khai và thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là “Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN”.

“Nghị quyết 05-NQ/TU về chuyển đổi số xác định dữ liệu số là nền tảng (Data Centric), là động lực của sự đổi mới, đóng vai trò then chốt trong chuyển đổi số, phục vụ cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và cao hơn hết là phục vụ xây dựng thành phố thông minh. Trên cơ sở đó, thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển và sử dụng dữ liệu số”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố thông tin.

Theo đó, thành phố đã sớm xây dựng, ban hành, áp dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử/Chính quyền số (từ năm 2015), Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh (từ năm 2018), Kế hoạch quản trị và phát triển hạ tầng dữ liệu (năm 2023), Quy chế quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng dữ liệu số (từ năm 2019), Danh mục dữ liệu dùng chung, Danh mục dữ liệu mở…

Ông Kim Leng Tan, cố vấn chuyển đổi Chính phủ số của World Bank, phát biểu tại hội thảo

Tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo, ông Kim Leng Tan, cố vấn chuyển đổi Chính phủ số của WB cho rằng, lợi ích của việc quản lý dữ liệu số cho toàn thành phố là có được kiến trúc dữ liệu nhất quán phù hợp với quy mô thành phố; tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để nâng cao hiệu suất và kiểm soát. “Quản lý dữ liệu cũng đem lại khả năng tiếp cận dữ liệu chất lượng cao để phân tích chính xác; đảm bảo dữ liệu được an toàn và tuân thủ quy định pháp luật”, ông Kim Leng Tan phát biểu.

Trình bày tham luận về quản trị dữ liệu không gian tại thành phố Đà Nẵng, bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị công cao cấp của World Bank cho biết, quản trị dữ liệu không gian có yêu cầu cao về chuẩn dữ liệu và trang thiết bị, phần mềm; trong đó, chuẩn dữ liệu phải đảm bảo dữ liệu luôn sẵn sàng, chất lượng tốt và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi từ nhiều ngành.

Theo chuyên gia quản trị công cao cấp của World Bank, cần có thiết chế quản trị dữ liệu rõ ràng với lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo cùng các đầu mối về dữ liệu ở mỗi sở ngành; bộ máy quản lý cần người am hiểu về dữ liệu không gian, đội ngũ cán bộ cần được đào tạo các kiến thức và kỹ năng đặc thù của dữ liệu không gian theo khung yêu cầu năng lực chung cũng như cần có hệ thống thông tin quản lý, giám sát và hỗ trợ.

Nỗ lực tìm kiếm lộ trình, giải pháp quản trị dữ liệu hợp lý, hiệu quả

Hiện nay, thành phố đã xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu nền quan trọng như: Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và hộ kinh doanh, Cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, Cơ sở dữ liệu đất đai và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như công chứng, quỹ đất, nhân hộ khẩu; đã triển khai cung cấp hơn 1.200 bộ dữ liệu mở trên Cổng dữ liệu mở thành phố; phát triển các nền tảng số dùng chung và các ứng dụng, tiện ích thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Dữ liệu số cũng đã góp phần chuyển đổi hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý đô thị của các cơ quan thành phố như: theo dõi công việc lãnh đạo thành phố giao; báo cáo điện tử và điều hành; giám sát cung cấp dịch vụ công; giám sát giao thông, phát hiện và xử phạt nguội vi phạm giao thông; giám sát bãi đỗ xe, đậu đỗ xe trái phép; quan trắc tự động chất lượng môi trường nước, không khí; giám sát hành trình xe cứu thương.

Thành phố đã bước đầu khai thác, sử dụng dữ liệu số trong cung cấp dịch vụ công theo hướng dịch vụ số, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cho phép người dân, doanh nghiệp không cần phải nộp lại một số thành phần giấy tờ như giấy đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận cư cư trú, chứng nhận quyền sử dung đất.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh phát biểu tại hội thảo

Đặc biệt, tháng 8-2023, thành phố đã khai trương và đưa vào sử dụng Trung tâm giám sát điều hành thông minh, giúp từng bước chuyển đổi công tác chỉ đạo, điều hành từ truyền thống sang môi trường số, với 15 nhóm dịch vụ đô thị thông minh, 159 loại số liệu, biểu đồ và 52 loại cảnh báo để thực hiện giám sát, phân tích, đưa ra cảnh báo các vấn đề theo thời gian thực, kịp thời phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố, các sở ngành, địa phương và cung cấp thông tin, tiện ích, dịch vụ cho người dân.

Theo Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh, việc triển khai chuyển đổi số nói chung; xây dựng, cập nhật, chia sẻ dữ liệu số nói riêng chỉ mới bắt đầu thực hiện trong vài năm; trong khi đó, nhu cầu, yêu cầu của thành phố và người dân là rất lớn, cần phát triển khai thêm rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp và trong nhiều năm đến. Việc triển khai vẫn còn gặp nhiều rào cản, vướng mắc liên quan đến chính sách, khung pháp lý, hạ tầng, dữ liệu, nguồn nhân lực...; nhất là dữ liệu số ngành, lĩnh vực tại thành phố hiện nay vẫn còn rời rạc, chưa đảm bảo độ tin cậy, chất lượng chưa cao, tính khả dụng thấp; kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế.

“Dữ liệu là yếu tố mới, có những đặc thù nhất định, các quy tắc pháp lý và logic quản trị khác với các yếu tố truyền thống. Các quốc gia/khu vực/thành phố nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang tìm kiếm một lộ trình, giải pháp quản trị dữ liệu số hợp lý, hiệu quả để khai thác tối đa giá trị của dữ liệu”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố nhấn mạnh.

Thông qua Hội thảo Quản trị dữ liệu số, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh mong muốn các cán bộ cao cấp của WB, các chuyên gia quốc tế và cán bộ Cục Chuyển đổi số quốc gia sẽ giúp thành phố Đà Nẵng nhận diện cụ thể các rào cản, vướng mắc; lắng nghe các ý tưởng, tư vấn, hiến kế và đề ra các định hướng, giải pháp để tháo gỡ vướng mắc và triển khai quản trị dữ liệu số thành phố hiệu quả, nhất là các mô hình, giải pháp để khơi thông nguồn dữ liệu tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới.

(Nguồn: https://danang.gov.vn/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=59179&_c=3)


Category:

Quản lý nội dung HTML

Address

18th Floor, Danang Administration Center,

24 Tran Phu St., Danang City

Quản lý nội dung HTML

Contact

84-236-3886243/3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency