Ngày 17/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, trong đó đáng chú ý là nội dung về những ưu đãi đối với nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công - tư (dự án PPP) có báo cáo, nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án được phê duyệt.
Cụ thể, trong trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng; trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Tương tự, trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách Nhà nước vào phần nộp ngân sách Nhà nước mà nhà đầu tư đó so sánh xếp hạng; trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
Ngoài nội dung nêu trên, Nghị định này cũng quy định cụ thể về chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, đối với đấu thầu trong nước, mức giá bán hồ sơ mời thầu tối đa là 20 triệu đồng/bộ, hồ sơ mời sơ tuyển tối đa là 5 triệu đồng/bộ; đối với đấu thầu quốc tế, các mức giá này tương ứng là 30 triệu đồng/bộ và 10 triệu đồng/bộ. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển; thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ mời sơ tuyển và thẩm định kết quả sơ tuyển lần lượt tối đa là 100 triệu đồng; 50 triệu đồng; 100 triệu đồng và 50 triệu đồng…
Tương tự, trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách Nhà nước vào phần nộp ngân sách Nhà nước mà nhà đầu tư đó so sánh xếp hạng; trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
Ngoài nội dung nêu trên, Nghị định này cũng quy định cụ thể về chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, đối với đấu thầu trong nước, mức giá bán hồ sơ mời thầu tối đa là 20 triệu đồng/bộ, hồ sơ mời sơ tuyển tối đa là 5 triệu đồng/bộ; đối với đấu thầu quốc tế, các mức giá này tương ứng là 30 triệu đồng/bộ và 10 triệu đồng/bộ. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển; thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ mời sơ tuyển và thẩm định kết quả sơ tuyển lần lượt tối đa là 100 triệu đồng; 50 triệu đồng; 100 triệu đồng và 50 triệu đồng…
danang.gov.vn
Xem tin gốc tại đây