Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

News

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng thăm và làm việc với Trung tâm tài chính quốc tế Dubai (DIFC) và Abu Dhabi (ADGM) tại UAE.
Author: Mai Thị Tuyết Nguyễn Updated: 09/03/2023 Views: 33

Sáng ngày 07/3 và 08/3, đoàn công tác thành phố Đà Nẵng do Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm tài chính quốc tế Dubai (DIFC) và Trung tâm tài chính quốc tế Abu Dhabi (ADGM) tại UAE. Tiếp và làm việc với đoàn có bà Khadija Ali, Giám đốc Phát triển Kinh doanh DIFC và ông Juma Al Hameli, Giám đốc Truyền thông ADGM.


DIFC được cho phép hoạt động như mô hình “một quốc gia độc lập” với tính chất là một đặc khu tài chính tự do với ba cơ quan quản lý riêng biệt về hạ tầng, marketing, về các hoạt động và giao dich tài chính và trọng tài xử lý các tranh chấp. DIFC có các chính sách ưu đãi vượt trội bao gồm việc không hạn chế về quốc tịch của lao động làm việc tại DIFC, các công ty nước ngoài được sở hữu 100% vốn tài sản, không giới hạn tỉ lệ chuyển tiền ra nước ngoài, không giới hạn về việc sử dụng các loại tiền tệ…DIFC hiện đóng góp 12% GDP của Dubai. Ngoài ra, DIFC đã thành lập Học viện đào tạo nhân lực riêng để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây.

Đoàn công tác thăm thực tế cơ sở hạ tầng tại ADGM

Phát triển sau DIFC, giá trị khác biệt của ADGM chính là thiết lập được cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, khả năng tiếp cận tốt các quỹ quốc tế; thu hút nhân lực chất lượng cao ADGM cung cấp một hệ sinh thái thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các vườn ươm, dự án đổi mới sáng tạo cũng được khuyến khích nhờ có các quỹ đầu tư quốc tế lớn đặt tại đây.  

Đoàn công tác thăm thực tế cơ sở hạ tầng tại ADGM

Các yếu tố quyết định tạo nên thành công của hai trung tâm tài chính DIFC và ADGM đó là cơ chế quản lý minh bạch, hệ thống luật pháp quốc tế được áp dụng và có lợi thế lớn trong việc tiếp cận tốt với các thị trường nhờ sự chênh lệch múi giờ và ngành hàng không phát triển.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã trao đổi, thảo luận làm rõ về vai trò nhà nước và nhà đầu tư tư nhân trong quá trình hình thành DIFC, ADGM; Vấn đề giải quyết xung đột với các doanh nghiệp, nhà đầu tư bên ngoài trung tâm tài chính; Kinh nghiệm tổ chức và vận hành Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai (DFSA) để thực hiện chức năng quản lý kinh doanh, cấp phép điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính và ngân hàng cũng như việc giám sát, cấp phép và quản lý các dịch vụ khác trong các trung tâm tài chính tại UAE. Kinh nghiệm thiết lập thiết chế tư pháp (tòa án và trọng tài kinh tế, dân sự) có năng lực quốc tế trong trung tâm tài chính để giải quyết tranh chấp.…, thu hút đầu tư, nhân lực chất lượng cao.

Chia sẻ với đoàn công tác, đại diện DIFC và ADGM nhấn mạnh để phát triển thành công Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng cần phải có một thể chế hoạt động riêng biệt với một hệ thống tài phán riêng theo luật và công ước quốc tế; Cần thu hút các nhà đầu tư chất lượng, thay vì số lượng; Quy hoạch có tầm nhìn dài hạn dựa vào nhu cầu thực tiễn của thị trường; Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái thân thiện (giao dịch an toàn, minh bạch).

Đoàn công tác chia sẻ với đại diện ADGM về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng

Cũng tại buổi làm việc, hai bên cũng đã trao đổi, thảo luận làm rõ về mối quan hệ giữa DIFC và ADGM. Mặc dù đây là 2 trung tâm tài chính của UAE nhưng lại không có sự cạnh tranh giữa hai trung tâm này mà thay và đó là sự bổ trợ. Mỗi trung tâm có một lợi thế cạnh tranh riêng và phát huy lợi thế, chức năng vận hành riêng của từng trung tâm như vậy hoàn toàn phù hợp khi hình thành trung tâm tài chính cả ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh nếu có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả. Đà Nẵng nên đi sâu lựa chọn một số ngành, lĩnh vực để phát triển tại Trung tâm tài chính Đà Nẵng, tương thích với định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng, do đó, việc học tập kinh nghiệm xây dựng, phát triển và kêu gọi đầu tư của các trung tâm tài chính lớn trên thế giới như DIFC và ADGM là vô cùng cần thiết.

DIFC là một đặc khu kinh tế ở Dubai có diện tích 110 ha, với dân số xấp xỉ 3 tỷ người và GDP 8 nghìn tỷ đô la Mỹ. Thành lập vào năm 2004, DIFC được cho phép hoạt động theo mô hình “một quốc gia độc lập”, với các cơ quan quản lý và điều tiết riêng với hệ thống tòa án độc lập theo hệ thống luật tương tự mô hình Anh. DIFC là trung tâm tài chính lớn nhất ở Trung Đông và châu Phi và lớn thứ 19 trên toàn thế giới. Tổng tài sản ngân hàng đặt tại DIFC đạt khoảng 198,5 tỷ USD. DIFC cho phép các công ty nước ngoài quyền sở hữu 100% cổ phần mà không cần liên danh với các đối tác địa phương cũng như có chính sách miễn thuế thu nhập 50 năm cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, ADGM, với diện tích 114 ha, là một trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tự do tài chính duy nhất nằm trên Đảo Al Maryah ở thủ đô Abu Dhabi và là khu vực tự do tài chính thứ hai của UAE sau DIFC. ADGM được thành lập vào năm 2013, và đi vào hoạt động vào năm 2015, với mục tiêu thu hút các công ty quốc tế bằng cách cung cấp một môi trường thuận lợi để tiến hành kinh doanh ở Trung Đông, tại một vị trí chiến lược giữa thị trường phương Tây và phương Đông. ADGM nổi tiếng với hệ sinh thái thân thiện, đổi mới sáng tạo. Tính đến Quý 4 năm 2021, ADGM đã cấp 4.258 Giấy phép đăng ký kinh doanh, tạo việc làm cho 18.363 lao động và quản lý tổng tài sản trị giá 33 tỷ USD

 

IPA Đà Nẵng


Category:

Quản lý nội dung HTML

Address

18th Floor, Danang Administration Center,

24 Tran Phu St., Danang City

Quản lý nội dung HTML

Contact

84-236-3886243/3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency