Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

News

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Tương lai của FDI: các yếu tố và định hướng phát triển đến năm 2030
Author: Admin Admin Updated: 07/01/2021 Views: 7

Trong hai thập kỷ qua, chuỗi giá trị toàn cầu chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trước khi bước vào gia đoạn trì trệ gần đây. Thập kỷ 2030 được kỳ vọng sẽ là giai đoạn chuỗi giá trị toàn cầu có sự thay đổi lớn, định hình thương mại và bối cảnh đầu tư toàn cầu.


Đại dịch Covid-19 đã và đang gây nên một cú shock lớn đối với nhu cầu mua-bán, các chính sách kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến FDI và chuỗi giá trị toàn cầu. Dự báo cho thấy khủng hoảng chuỗi giá trị và FDI toàn cầu sẽ tiếp tục lan rộng trong năm 2021. FDI trên thế giới được kỳ vọng phục hồi trở lại theo mô hình chữ U bắt đầu từ năm 2022.

Về dài hạn, đại dịch đang đẩy nhanh tốc độ các xu hướng đã xuất hiện từ trước, làm gia tăng một số thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển. Mặc dù đại dịch vẫn còn có thể kéo dài, nhưng việc định hướng lại chiến lược xúc tiến đầu tư là rất cần thiết để phục hồi kinh tế bền vững.

Năm yếu tố thúc đẩy sự thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu

Năm yếu tố định hình tương lai thương mại và đầu tư toàn cầu:

• Tái cơ cấu cấu trúc quản lý kinh tế: hoạt động hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế đang dịch chuyển từ hợp tác đa phương sang hợp tác khu vực và song phương, với chủ nghĩa bảo hộ nội địa gia tăng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và công nghệ có thể dẫn đến sự chia rẽ sâu rộng mang tính toàn cầu trong cấu trúc quản lý kinh tế.

• Cuộc cách mạng công nghiệp mới: tự động hóa với robot, số hóa chuỗi cung ứng, Internet vạn vật và sản xuất bồi đắp sẽ thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới trong nhiều lĩnh vực với phương thức vận hành mới.

• Yêu cầu về tính bền vững: Thị trường cũng như các chính phủ đang ưu tiên lồng ghép tính bền vững trong các sản phẩm và quy trình. Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) sẽ thay đổi quá trình FDI toàn cầu trên các phương diện tài chính, phân bổ ngành và địa điểm đầu tư.

• Trách nhiệm doanh nghiệp: Những nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống tham nhũng, giao dịch phi pháp, trốn thuế và các hành vi chống cạnh tranh, cũng như các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị sẽ thay đổi cơ bản phương thức hoạt động và quản lý của các công ty đa quốc gia.

• Tái cấu trúc theo định hướng nâng cao khả năng chống chịu: Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do dịch bệnh và cạnh tranh địa chính trị gay gắt bắt buộc các tập đoàn đa quốc gia phải cân nhắc quyết định đa dạng hóa, chuyển về hoạt động trong nước hoặc các địa điểm lân cận chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao khả năng chống chịu và ít phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Năm yếu tố nêu trên sẽ là động lực thúc đẩy sự thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu trong thập kỷ đến. Chúng đóng vai trò cơ bản trong sự thay đổi của các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động thiết kế và vận hành chuỗi giá trị toàn cầu, ảnh hưởng đến các quyết định về địa điểm đầu tư, hoạt động kinh doanh, cách thức phân bố giá trị gia tăng trong mạng lưới cũng như tác động đến các tác nhân khác trong chuỗi giá trị. Do đó, các mô hình đầu tư toàn cầu sẽ thay đổi, kèm theo đó là các tác động đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và phát triển bền vững.

Sáu xu hướng lớn về đầu tư trong thời gian đến

Cùng với năm yếu tố tác động tăng trưởng, sáu xu hướng đối với tương lai chuỗi giá trị và FDI toàn cầu đến năm 2030 được dự báo như sau:

• Chuỗi giá trị sản xuất ngắn và tập trung hơn, dẫn đến sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thứ cấp và sự tăng trưởng tiêu thụ các sản phẩm cuối cùng (sự chuyển đổi từ động cơ đốt sang sản xuất xe điện là một ví dụ điển hình).

• Sự ra đời của các nền tảng quản trị chuỗi giá trị của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia với các mô hình kinh doanh hạn chế dựa trên tài sản tại nước ngoài, ví dụ như phương thức vận hành xuyên biên giới không thông qua sở hữu cổ phần,

• Sự chuyển đổi trong các chuỗi giá trị từ toàn cầu về cấp độ vùng và tiểu vùng làm giảm áp lực lên việc tìm kiếm địa điểm đầu tư FDI hiệu quả ở phạm vi toàn cầu mà thay vào đó chỉ gói gọn trong khu vực. Sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng được thúc đẩy bởi nhằm cao khả năng phục hồi và lo ngại về an ninh quốc gia sẽ dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên ở nhiều khu vực.

• Sự chuyển dịch từ sản xuất hàng loạt tận dụng yếu tố giá thành sang sản xuất tùy chỉnh hàng loạt dựa trên sản xuất phân tán với quy mô nhỏ hơn, tập trung nhiều giá trị gia tăng ở các địa điểm khác nhau, chẳng hạn như in 3D.

• Tăng trưởng nhanh và phân tán trong chuỗi giá trị dịch vụ dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến FDI tại nước thứ ba (dịch vụ “cổ cồn trắng”) và dịch vụ hóa. Tuy cuộc cách mạng công nghiệp mới là chất xúc tác, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng sẽ đôi phần kìm hãm xu hướng này.

• Sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực kinh tế xanh và kinh tế biển dựa trên cơ sở các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, với định hướng vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ công bền vững hơn.

• Sự chuyển biến đáng kể trong chiến lược xúc tiến đầu tư.

Năm yếu tố được liệt kê ở phần trên cũng sẽ góp phần định hình lại không gian chính sách đầu tư và hệ sinh thái kinh doanh toàn cầu nói chung, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chuẩn mực, chiến lược, nguyên tắc và quy định, cũng như quy trình hành chính.

Câu hỏi các chính sách thương mại và đầu tư toàn cầu sẽ đi đến đâu trong thập kỷ 2020 vẫn còn là ẩn số, nhưng có thể nhận thấy xu hướng phân cực trong định hướng chính sách đang xuất hiện. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên đảo ngược toàn cầu hóa và chứng kiến sự lên ngôi của ưu tiên phát triển bền vững. Hai xu hướng chính sách có phần không tương thích. Trong khi đảo ngược toàn cầu hóa dẫn đến sự phân chia thị trường thế giới và suy giảm của chủ nghĩa đa phương, phát triển bền vững lại dựa trên các tiêu chuẩn, quản trị và hợp tác quốc tế.

Để vượt qua các thử thách và tận dụng cơ hội nảy sinh từ xu hướng phân cực và các chiều hướng của FDI toàn cầu đòi hỏi một đường lối phát triển đầu tư mới. Các chiến lược tái định hướng chính sách xúc tiến đầu tư bao gồm:

• Đẩy mạnh chiến lược định hướng xuất khẩu, mở rộng sang đầu tư vào sản xuất cho các thị trường cụm công nghiệp trong vùng và tiểu vùng.

• Thu hút đa dạng nguồn vốn đầu tư dựa trên tính linh hoạt và khả năng chống chịu của chuỗi giá trị toàn cầu.

• Tăng cường nỗ lực để xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế xanh và kinh tế biển, cũng như hạ tầng bền vững và dịch vụ công.

Nhìn chung, trong hai thập kỷ vừa qua, hầu hết các quốc gia đang phát triển tập trung vào chiến lược phát triển công nghiệp hóa dựa trên nền tảng xúc tiến đầu tư sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư hướng đến khai thác các khía cạnh của sản xuất như tài nguyên, lao động với chi phí thấp sẽ vẫn tồn tại nhưng tỷ lệ nhóm đầu tư này đang dần bị thu hẹp. Việc tái cân bằng theo hướng tăng trưởng dựa trên nhu cầu trong nước và khu vực, các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng, cũng như dựa trên nền kinh tế xanh và kinh tế biển, sẽ là một hướng đi mới trong tương lai.

(Lược dịch từ FDi Intelligence)

 


Category:

Quản lý nội dung HTML

Address

18th Floor, Danang Administration Center,

24 Tran Phu St., Danang City

Quản lý nội dung HTML

Contact

84-236-3886243/3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Copyright of Danang Investment Promotion Agency

License No. 124/GP-STTT by Authority of Danang Department of Information and Communications issued on February 20, 2017

Subsidiary Responsible Person: Mrs. Huynh Lien Phuong - Director of Danang Investment Promotion Agency