Các nhà sản xuất vi mạch (microchip) hàng đầu như Samsung và Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã tái khởi động các chiến dịch đầu tư toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu cho công nghệ máy tính hiệu suất cao đang tăng nhanh và đại dịch coronavirus đã dịu bớt trên toàn cầu.
Ngày 21/5/2020, trụ sở Samsung tại Seoul, nhà chế tạo chip lớn nhất thế giới, đã công bố xưởng chế tạo trị giá 8 tỷ USD tại Pyeongtaek, Hàn Quốc. Xưởng sản xuất ra đời nhằm sản xuất chip 5 nanomet theo đơn đặt hàng. Samsung dự tính dây chuyền sản xuất sẽ đi vào hoạt động trong nửa sau của năm 2021.
Đầu tháng này, TSMC với trụ sở đặt tại Tân Trúc đã hé lộ kế hoạch xây dựng xưởng chế tạo trị giá 12 tỷ USD tại Phoenix, Arizona (Hoa Kỳ) cho hoạt động sản xuất vi mạch (microchip) 5 nanomet, dự kiến đưa vào sản xuất trong năm 2024. Cơ sở này sẽ là nhà máy thứ hai của TSMC ở Mĩ.
Sự phổ biến của điện thoại thông minh, công nghệ 5G, và việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo trên toàn cầu là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu đối với việc sản xuất vi mạch (microchip) theo đơn đặt hàng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải xây dựng mô hình xưởng chế tạo phục vụ riêng các yêu cầu cụ thể trong đơn hàng.
TSMC, nhà thầu chế tạo chip lớn nhất thế giới, với 12 xưởng chế tạo trên toàn thế giới hiện đang chiếm lĩnh 54,1% thị trường toàn cầu, số liệu từ công ty nghiên cứu khu vực công nghệ TrendForce cho thấy.
Trong khi đó, 15,9% thị trường đơn đặt hàng là dành cho Samsung. Năm ngoái, tập đoàn Hàn Quốc này công bố kế hoạch đầu tư 116 tỷ USD trong một nỗ lực đuổi kịp đối thủ và trở thành người dẫn đầu thị trường thầu sản xuất chip vào 2030.
Áp lực nhu cầu toàn cầu
Cạnh tranh giữa hai nhà chế tạo chip đang ngày càng nóng lên khi tác động kinh tế của cơn khủng hoảng Covid-19 được dự báo sẽ hạn chế nhu cầu thiết bị điện tử tiêu dùng.
“Về nhu cầu thị trường, tình hình đại dịch hiện nay đồng nghĩa với việc sức mua chắc chắn sẽ giảm sút”, TrendForce chia sẻ trong một lưu ý vào tháng trước.
“Đáp lại, các xưởng chế tạo đang chuyển sang nơi khác và tìm kiếm các yếu tố dẫn dắt nhu cầu mang tính trung hạn và dài hạn có thể hỗ trợ cho đà phát triển của ngành công nghiệp, chẳng hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, máy chủ và trung tâm dữ liệu cho viễn thông, và internet vạn vật (IoT) cho kỹ thuật tự động công nghiệp.
“Tuy nhiên, nhu cầu từ những ứng dụng trung hạn và dài hạn này vẫn thiếu hụt so với nhu cầu từ thị trường tiêu dùng suy yếu tiềm ẩn. Do đó, tùy theo tính nghiêm trọng của tác động từ Covid-19 lên chuỗi cung ứng và lên thị trường tiêu dùng, các xưởng chế tạo có thể sẽ cần giữ tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược hoạt động và dự tính thu nhập.”
Mặc cho đại dịch, TrendForce dự đoán thị trường thầu chip sẽ tăng trưởng từ 5% đến 9% trong năm 2020.
An Thắng, IPA Đà Nẵng, lược dịch từ FDI Intelligence
Link bài viết gốc: https://www.fdiintelligence.com/article/77772?utm_campaign=May%202nd%20newsletter&utm_source=emailCampaign&utm_medium=email&utm_content=