(Quét mã QR Code để biết thêm thông tin chi tiết)
- Trường hợp nào nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi thực hiện dự án?
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
- Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản Điều 33 Luật Đầu tư 2020, việc thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có).
- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất.
- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có).
- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đ ầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
Bên cạnh đó, nếu thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, ngoài các nội dung trên, căn cứ theo khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, cơ quan nhà nước phải thực hiện thẩm định thêm các nội dung sau:
- Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
- Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Thủ tục thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
- Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư: Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư 2020.
- Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư:
+ Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: thực hiện theo quy định Điều 34 Luật Đầu tư 2020.
+ Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: thực hiện theo quy định Điều 35 Luật Đầu tư 2020.
+ Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh: thực hiện theo quy định Điều 36 Luật Đầu tư 2020.
- Quy định liên quan lựa chọn nhà đầu tư?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2020, việc lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
- Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Đầu tư 2020, trước khi lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, các dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư). Việc đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản.
Theo khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai 2013, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện: Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản này thuộc sở hữu Nhà nước; Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư 2020, trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia/đấu giá không thành, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư nếu nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật liên quan.
- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu
Tương tự như hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, trước khi lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất, các dự án phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ trường hợp không thuộc diện).
Dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính Phủ sửa đổi tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính Phủ:
+ Thuộc một trong các dự án: Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng khu đô thị; công trình dân dụng có một/nhiều công năng gồm: nhà ở thương mại; trụ sở, văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ không sử dụng vốn đầu tư; Dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại; trụ sở văn phòng làm việc; công trình thương mại, dịch vụ phân loại theo pháp luật xây dựng.
+ Thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất được duyệt, thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng sẽ được UBND cấp tỉnh/Ban quản lý khu kinh tế giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư được chấp thuận.
+ Thuộc chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; chương trình phát triển đô thị (nếu có).
+ Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000.
+ Không đủ điều kiện để đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Không thuộc trường hợp chỉ định thầu (do chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện), lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Lưu ý: Nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư khi đáp ứng điều kiện có liên quan.
- Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư 2020:
Trường hợp dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất/đấu thầu trong trường hợp:
+ Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất (trừ trường hợp bị thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh/phát triển kinh tế - xã hội).
+ Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp bị thu hồi đất.
+ Nhà đầu tư thực hiện dự án trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
+ Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định.