Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
6. Thủ tục về Phòng cháy chữa cháy
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 25/03/2024 Lượt xem: 10


(Quét mã QR Code để biết thêm thông tin chi tiết)

  • Những doanh nghiệp nào cần xin giấy phép PCCC (thẩm duyệt thiết kế về PCCC)?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ, những đối tượng sau đây bắt buộc phải xin giấy phép PCCC:

- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13.

Như vậy, nếu Công ty thuộc các đối tượng nêu trên cần phải xin được giấy phép PCCC rồi mới được phép đi vào hoạt động, nếu chưa có giấy phép mà hoạt động sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật và không đủ điều kiện để kinh doanh hợp pháp.

  • Trình tự thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC là gì?

- Về thành phần hồ sơ

+ Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ ("Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

+ Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ: Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công (lần đầu) dự án, công trình: Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Đối với cải tạo, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy: Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Thời gian xử lý (căn cứ khoản 10 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

1. Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày (40 giờ) làm việc.

2. Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 (40 giờ) ngày làm việc.

3. Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày (80 giờ) làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày (40 giờ) làm việc đối với các dự án còn lại.

4. Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày (120 giờ) làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày (80 giờ) làm việc đối với các dự án, công trình còn lại.

5. Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: không quá 10 ngày (80 giờ) làm việc.

  • Trình tự thủ tục nghiệm thu về PCCC là gì?

- Thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC: Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ.

+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

+ Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

+ Bước 4: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh căn cứ kết quả kiểm tra nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra.

- Thời gian xử lý: Căn cứ khoản 8 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Trong thời hạn 10 ngày (80 giờ) làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc 07 ngày (56 giờ) làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tiến hành tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu.

Trong thời hạn 06 ngày 6 giờ (54 giờ) làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ ban hành văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu sẽ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp vui lòng tham khảo website của Công an thành phố Đà Nẵng để biết thêm chi tiết.

  • Thời gian chờ nghiệm thu PCCC thì có được hoạt động?

Căn cứ theo  khoản 4 Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính Phủ quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng, đối với hành vi đưa vào sử dụng hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi không nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt gấp 2 lần mức phạt trên đối với tổ chức có hành vi vi phạm (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) và buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

  • Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC?

- Thành phần hồ sơ

+ Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện (Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ)

+ Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện (Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

+ Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

- Thời gian xử lý (Căn cứ khoản 12 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 12,5 ngày (100 giờ) làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện

Trong thời hạn 05 ngày (40 giờ) làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp vui lòng tham khảo website của Công an thành phố Đà Nẵng để biết thêm chi tiết.

  • Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến được không?

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ liên quan đến phòng cháy chữa cháy trên cổng dịch vụ Bộ Công an http://dichvucong.bocongan.gov.vn


Không có bài viết với định danh trên

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng