Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Đà Nẵng tham gia cuộc đua ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn
Người đăng tin: Thư Hữu Anh Nguyễn Ngày đăng tin: 10/10/2023 Lượt xem: 12

Nhận định ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn có nhiều tiềm năng; tạo động lực phát triển, thành phố Đà Nẵng bàn giải pháp phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.


Ngày 10/10, Thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, vấn đề đặt ra với thành phố Đà Nẵng”.

Theo Chủ tịch TP.Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định 5 lĩnh vực ưu tiên nguồn lực phát triển.

Trong đó, có 1 lĩnh vực liên quan trực tiếp đến triển khai chuyển đổi số là công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số.

4 lĩnh vực còn lại cơ bản phát triển trên nền tảng và hạ tầng số, gồm công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp; Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics.

Thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn

 

Năm 2022,  kinh tế số của Đà Nẵng đã đóng góp 19,76% GRDP. Đến nay, TP. Đà Nẵng có 2450 doanh nghiệp công nghệ số, đứng thứ 2 toàn quốc sau TP.HCM và gấp 3 lần trung bình toàn quốc; có 46.000 nhân lực công nghệ số.

Về nguồn nhân lực, mỗi năm có khoảng 750 sinh viên chuyên ngành liên quan điện tử, vi mạch tốt nghiệp.

Thành phố Đà Nẵng cũng đã chú trọng phát triển kinh tế số. Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đến năm 2030, xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch.

Đồng thời xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố; đạt tối thiểu 8.950 doanh nghiệp công nghệ số và 115.000 nhân lực công nghệ số với tối thiểu 7 Khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm.

Thành phố Đà Nẵng có nhiều lợi thế về hạ tầng công nghiệp CNTT để phát triển công nghiệp vị mạch bán dẫn.

 

Ngoài những thuận lợi trên, Chủ tịch TP.Đà Nẵng cho hay, trong Tuyên bố Hoà Kỳ - Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện, có nội dung quan trọng là: Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số, coi đây là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hoa Kỳ khẳng định cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao.... ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu.

“Từ chủ trương Đảng và Nhà nước, kết quả quan hệ và hợp tác quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng trong tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch toàn cầu; góp phần phát triển bền vững dựa vào khoa học công nghệ”, ông Lê Trung Chinh phát biểu.

Chủ tịch TP.Đà Nẵng khẳng định, Thành phố nhận thấy đây là động lực để Đà Nẵng tiếp tục phát triển, phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người.

Theo Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, vấn đề tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch với cách làm như thế nào, cần những chính sách gì, thời gian, lộ trình ra làm sao... là những vấn đề đặt ra đối với Thành phố.

Vì vậy, Thành phố Đà Nẵng mong muốn các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp cùng bộ ngành tham gia đồng hành để Đà Nẵng tham gia có kết quả tích cực; góp phần đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng…

Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng mong muốn phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trở thành động lực của Thành phố.

Theo thống kê, TP.Đà Nẵng có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Hiện nay có các công ty hoạt động về thiết kế vi mạch như: Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, Fptsemi, Sannei Hytechs… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo từ các Trường Đại học Bách Khoa 80%, số còn lại từ Duy Tân, Việt Hàn,…

Về hạ tầng công nghiệp CNTT, Đà Nẵng hiện có 1 khu công nghệ cao, 6 khu công nghiệp và chế xuất và 3 khu công nghệ thông tin, công viên phần mềm đang hoạt động, gồm Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu phức hợp FPT, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1.

Thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai đầu tư xây dựng Khu Công viên phần mềm số 2, hiện đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đưa vào vận hành, khai thác. Tiếp tục mở rộng Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 2; thu hút đầu tư Khu Không gian sáng tạo Hòa Xuân, hỗ trợ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng Tòa nhà công nghệ cao Viettel, Khu CNTT Đà Nẵng Bay. Hạ tầng các khu công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin như trên đảm bảo sẵn sàng phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp điện tử, vi mạch, bán dẫn.

Nguồn: Báo Đầu tư


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng