Quản lý nội dung HTML

DA NANG WORTH LIVING, WORTH INVESTING

Quản lý nội dung HTML

Quản lý nội dung HTML

Tin tức

Khung tìm kiếm
  Tìm kiếm nâng cao >>

Breadcrumb

Tin tức

Your Website Title
Khung đầu tư Khu vực GMS đến năm 2022 được xây dựng với danh sách 227 dự án và có tổng kinh phí là 66 tỷ USD
Người đăng tin: Ngày đăng tin: 01/04/2018 Lượt xem: 16

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 6 diễn ra ngày 31/3/2018, tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo GMS đã xem xét, phê duyệt Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022, đề ra những định hướng chiến lược và các hoạt động ưu tiên đã được điều chỉnh cho 5 năm tới của Khung chiến lược hợp tác GMS giai đoạn 2012 - 2022. Để triển khai Kế hoạch, Bộ trưởng các nước GMS đã thông qua Khung đầu tư khu vực GMS đến năm 2022 bao gồm 01 danh mục chương trình, dự án cuốn chiếu với 227 dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với tổng số vốn trị giá khoảng 66 tỷ USD.


 
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Tăng cường hợp tác, tạo ra sự kết nối sâu, rộng trong GMS

Trong Báo cáo kết quả Chương trình hợp tác GMS tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, các nước GMS đang chứng kiến sáng kiến Chương trình hợp tác kinh tế GMS ngày càng phát triển trong hơn 25 năm qua, cả về chiều rộng và chiều sâu. Mặc dù đã có nhiều sáng kiến về hợp tác và hội nhập khu vực, nhưng Chương trình hợp tác kinh tế GMS vẫn là sáng kiến nổi bật, có các chương trình, dự án và hoạt động hợp tác ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các nước GMS đã đạt được thành tựu ở nhiều lĩnh vực hợp tác, tạo ra sự kết nối sâu, rộng, thông qua các dự án kết nối về hạ tầng giao thông, điện năng, du lịch, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực... củng cố rõ nét các kết nối cộng đồng và góp phần tăng cường đáng kể khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thuộc GMS.

Trong kết nối giao thông, nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng đã hoàn thành hoặc đang được triển khai, trong đó có thể kể đến một số cầu đường bộ thiết yếu kết nối Lào - Myanmar, kết nối Việt Nam - Trung Quốc, các nhánh, tuyến đường bộ thuộc hành lang kinh tế phía Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây, các tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc - Lào, Trung Quốc - Thái Lan và một loạt tuyến cao tốc đường bộ tại Lào và Việt Nam.

Chiến lược giao thông GMS đến năm 2030 đã được các nước GMS xây dựng và phê duyệt, trong đó đề xuất những định hướng và các nguyên tắc hợp tác nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và vượt qua những thách thức hiện tại cũng như trong tương lai về hợp tác giao thông GMS.

Về kết nối năng lượng và điện năng, các nước GMS đang tiếp tục tích cực phối hợp để xây dựng một cơ chế điều phối và hợp tác bền vững trong lĩnh vực điện năng. Việc trao đổi mua bán điện năng song phương giữa các nước GMS tiếp tục được mở rộng với hai dự án đang triển khai là đường dây truyền tải điện 220KV nối giữa Ban Hatxan với Pleiku và Trạm biến áp 500KV Nabong.

Về năng lực cạnh tranh, trong lĩnh vực nông nghiệp, Chiến lược thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường và Kế hoạch hành động Siêm Riệp giai đoạn 2018 - 2022 đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp các nước GMS lần thứ 2, tổ chức vào tháng 9/2017, nhằm tăng cường những lợi thế cạnh tranh của các nước GMS thông qua hội nhập chuỗi giá trị, mang lại lợi ích cho các nông hộ nhỏ, phụ nữ nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực GMS.

Trong lĩnh vực du lịch, việc thực hiện các chương trình hợp tác du lịch đa dạng và việc tăng cường hơn nữa vai trò của Văn phòng điều phối du lịch Mê Công đã góp phần tăng lượng khách du lịch lên 60 triệu khách vào năm 2016. Chiến lược ngành Du lịch GMS và Kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2025 đã được thông qua vào năm 2017 nhằm định hướng hoạt động hợp tác về quản lý điểm đến du lịch một cách bền vững, cân bằng và cạnh tranh hơn. Các nước GMS đang phối hợp cùng nhau để để phát triển Văn phòng điều phối du lịch Mê Công trở thành một tổ chức liên chính phủ…

Các nước GMS ghi nhận sự hỗ trợ về mặt tài chính và kiến thức của các Đối tác phát triển

Hội nghị đã ghi nhận sự tiếp tục hỗ trợ về mặt tài chính và kiến thức của các Đối tác phát triển, trong đó, ADB đã cung cấp 1,65 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của ADB cho các dự án GMS trong 03 năm vừa qua và hỗ trợ huy động 773 triệu USD từ các Đối tác phát triển khác. Các tổ chức tài chính phát triển mới được thành lập gần đây cũng đã bày tỏ mối quan tâm lớn đối với khu vực GMS như: Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN v.v…

Ngoài ra, sự tham gia của khu vực tư nhân ngày càng tăng, thông qua các hoạt động của Hội đồng Kinh doanh GMS, bao gồm việc khởi xướng thành lập Hiệp hội vận tải giao thông GMS, Sáng kiến hỗ trợ khu vực tư nhân khu vực Mê Công (MBI), Liên minh doanh nghiệp Diễn đàn hợp tác Thương mại điện tử qua biên giới GMS.

Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã đạt được những thành tựu, kết quả quan trọng trong 3 năm vừa qua theo lộ trình của nguyên tắc “3C” (Kết nối (Connectivity), Cạnh tranh (Competitiveness) và Cộng đồng (Community)”) hướng tới tầm nhìn về một tiểu vùng công bằng, thịnh vượng và hội nhập. Các Bộ trưởng tin tưởng rằng, với tính thực tiễn và tinh thần “không có gì là không thể”, Chương trình hợp tác kinh tế GMS sẽ tiếp tục thành công trong một tương lai đầy thách thức./.

(http://www.mpi.gov.vn)


Chuyên mục, tin tức liên quan:

Quản lý nội dung HTML

Địa chỉ

Tầng 18, Trung tâm Hành chính,

24 Trần Phú, thành phố Đà Nẵng

Quản lý nội dung HTML

Liên hệ

84-236-3886243/ 3810054

ipa@danang.gov.vn

Quản lý nội dung HTML

Liên kết web

Insert title here

Quản lý nội dung HTML

Bản quyền của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng

Giấy phép: Số 124/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cấp ngày 20/02/2017

Trưởng Ban Biên tập: Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng